QUÊ HƯƠNG NHÂN QUYỀN - MỘT ĐỊA DANH GIẦU TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG VÀ VĂN HÓA
Phần một
Bẩy tri thức thời nho học & danh nhân văn hóa Phạm Đình Hổ, niềm tự hào của người Đan Loan – Nhân Quyền
Nhân Quyền nằm ở phía đông nam của huyện Bình Giang, trước cách mạng tháng 8/1945, chưa có tên gọi Nhân Quyền như ngày nay, tại thời điểm đó mỗi thôn được gọi là một xã, như: xã Đan Loan, Hòa Loan, Bùi Xá và Dương Xá. Cả 4 xã được hợp thành một tổng mang tên gọi Tổng Hòa Loan - huyện Bình Giang - tỉnh Hải Dương.
Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công, không lâu sau vào tháng 3/1946 tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa I nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã quyết định việc thành lập và cơ cấu lại các đơn vị hành chính cấp xã. Căn cứ vào tình hình và các đặc điểm về dân số, diện tích, ruộng đất, huyện Bình Giang đã có chủ trương cho sát nhập 4 xã thuộc Tổng Hòa Loan thành một xã, lúc đầu lấy tên là xã Ái Quốc. Nhưng chỉ hơn một năm sau, vào tháng 8/1946 được sự nhất trí của cấp trên, xã Ái Quốc chính thức được đổi tên thành xã Nhân Quyền, cái tên đầy ý nghĩa nhân văn đó được giữ gìn và gắn liền với tâm thức của mỗi người dân cho đến ngày nay.
Ngược dòng lịch sử dưới chế độ thực dân phong kiến, Nhân Quyền cũng như bao địa phương khác trong cả nước, phải chịu cảnh đắm chìm trong ách đô hộ của bọn Thực dân phong kiến. Chúng thực hiện nhiều chính sách hết sức tàn nhẫn như: Không khuyến khích học hành để làm ngu dân, khuyến khích cho các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu phát triển vv. Điển hình nhất là thực hiện việc cho phá lúa trồng đay, đó cũng chính là nguyên nhân gây ra nạn đói lịch sử năm 1945, nhân dân Nhân Quyền phải chịu bao cảnh lầm than. Tình hình càng tồi tệ hơn vào đầu năm 1950, Thực dân Pháp về đây xây bốt, lập tề, phá hết các công trình lịch sử văn hóa, san phẳng nhà cửa, ruộng vườn, cảnh làng quê tiêu điều xơ xác tạo ra một vùng trống nhằm phục vụ cho ý đồ cai trị lâu dài của chúng. Nhưng những điều đó không đủ để khuất phục được ý trí và nghị lực của người dân Nhân Quyền. Chúng ta vẫn kiên cường đứng vững, từng bước đấu tranh phá thế bao vây kìm kẹp và sự o bế của địch, quyết tâm bám trụ giữ đất, giữ làng. Trong suốt chặng đường và tiến trình lịch sử của đất nước đã đủ để chứng minh, người dân Nhân Quyền chẳng những kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống chọi với thiên tai địch họa, mà Nhân Quyền từ ngàn xưa còn luôn được biết đến là quê hương giầu truyền thống văn hóa và hiếu học, mảnh đất đã sản sinh ra nhiều bậc hiền tài. Trong xã Nhân Quyền thì Đan Loan là vùng đất giầu truyền thống và nổi trội nhất. Là một địa danh giầu có về kinh tế từ thời phong kiến qua câu ngạn ngữ xưa: “Tiền làng Đọc, thóc làng Nhữ, Chữ làng Trằm". Làng Đa loan với nghề nhuộm truyền thống, làm ăn phát triển giầu có nức tiếng cả một vùng kinh bắc. Đan Loan còn được biết đến là nơi có nhiều người đỗ đạt từ trước tới nay. Theo cuốn “Lịch sử của Đảng bộ và Nhân dân xã Nhân Quyền" xuất bản năm 2010, hay cuốn “Tiến Sỹ thời nho học tỉnh Hải Dương" xuất bản năm 1999 và cuốn “Đường An Đan Loan Phạm Gia Thế Phả" của Cụ Phạm Đình Hổ viết vào năm 1820, “Được Bà Trần Kim Anh hiện đang công tác tại viện Nghiên cứu Hán Nôm - Hà Nội dịch sang Việt Văn năm 2007". Chỉ tính từ năm 1388 đến 1772, theo thống kê chưa đầy đủ Nhân Quyền đã có 7 tiến sỹ “Trong số 07 Tiến sỹ nho học thời ấy lại có một điểm chung đặc biệt đó là đều được xuất thân tại làng Đan Loan, tổng Minh Loan, Phủ Đường An, tỉnh Hải Dương" nay là thôn Đan Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải dương.
Theo sử sách các triều đại phong kiến nước nhà, Văn miếu Hà nội được xây dựng vào tháng 8 năm Canh Tuất (1070). Năm 1075 tiếp tục cho xây nhà Quốc Tử Giám, đây thực chất là nơi tu học của các Hoàng Tử con Vua. Cho mãi đến năm Nhâm Tuất (1442), Chiều đình phong kiến mới có chủ trương, mỗi khoa thi Hội sẽ dựng một văn bia để ghi tên các Tiến Sỹ đã trúng tuyển khoa thi ấy. Do vậy từ khoa Nhâm Tuất (1442) đến khoa Kỷ Hợi (1779), trong các triều đại Phong kiến, nước nhà đã diễn ra 124 khoa thi, nhưng trên thực tế cũng mới chỉ dựng được 117 văn bia, và hiện tại ở Văn Miếu hiện nay cũng chỉ còn bảo tồn được 82 văn bia ghi tên 1036 Tiến Sỹ. Trong số 82 văn bia ấy, thì chỉ có 27 bia ghi tên 47 Tiến Sỹ“ trong tổng số 103 Tiến Sỹ thời nho học của huyện Bình Giang, như vậy còn lại 56 Tiến Sỹ người Bình Giang trong giai đoạn này hiện chưa có tên ghi danh tại đây". Đầu năm 1802, Triều đình Vua Nguyễn Gia Long đã chính thức quyết định chuyển Văn Miếu Quốc Tử Giám vào Kinh thành Huế, Văn Miếu Hà Nội từ đây được gọi là nhà Khải Thánh. Như vậy đồng nghĩa với việc, từ sau năm 1802 cho đến trước Cách Mạng tháng 8 năm 1945 (khoảng 143 năm không còn tồn tại việc ghi danh các Tiến sỹ đỗ đạt trong các khóa thi ở nơi đây nữa). Có thể trong số này còn rất nhiều Tiến Sỹ đã đỗ đạt, người Bình Giang nói chung và người Nhân Quyền nói riêng vẫn chưa được ghi danh tại đây. Nói như vậy để chúng ta biết rằng con số 7 tiến sỹ nho học người Nhân Quyền có lẽ là chưa thật dầy đủ.
Để có thể phần nào giúp các quý vị hiểu thêm và tường tận về 7 tiến Sỹ người làng Đan Loan thời Nho học, tôi xin được chép lại một vài thông tin khái quát như sau:
- Cuối thời nhà Trần (khoảng 1388 - 1400) có Tiến sỹ Lý Từ Cầu (Mã số 77) - đến nay không khảo được năm thi đỗ và tuổi của ông.
- Sau khoảng gần 200 năm sau đó có thêm người thứ hai là Tiến sỹ Bùi Thế Vinh 26 tuổi, thi đỗ vào năm Mạc Mậu Hợp 5 (1580). “Nói về Tiến sỹ Bùi Thế Vinh không có trong danh tính tại cuốn Tiến sỹ Nho học tỉnh Hải Dương nên đến nay cũng không khảo được mã số).
- Sau 105 năm tiếp theo có Tiến sỹ Vũ Thạnh 22 tuổi thi đỗ vào năm Chính Hòa 6 (1685) thời Lê - Trịnh (Mã số 423).
- Và Sau 27 năm nữa có thêm Tiến sỹ Vũ Huy 27 tuổi, thi đỗ vào năm Vĩnh Thịnh thứ 8 (1712) thời Lê - Trịnh (Mã số 438).
- Cũng cùng năm đó (1712) có Tiến sỹ Vũ Huyền 43 tuổi, thi đỗ năm Vĩnh Thịnh thứ 8 (1712) thời Lê - Trịnh (Mã số 439).
- Sau 18 năm tiếp theo có Tiến sỹ Vũ Trần Tư 24 tuổi, thi đỗ năm Vĩnh Hựu 5 (1730) thời Lê - Trịnh (Mã số 456).
- Và cuối cùng Sau 42 năm tiếp theo Nhân Quyền có thêm Tiến sỹ Đào Vũ Hương, thi đỗ năm Cảnh Hưng 33 (1772) thời Lê - Trịnh (Mã số 464) cũng không khảo được tuổi.
Trong sử sách còn lưu lại thì bẩy Tiến Sỹ Nho học người Nhân Quyền kể trên ít thấy có những kỷ vật và dấu ấn để lại cho quê hương, riêng chỉ có thế phả của Tiến Sỹ Bùi Thế Vinh, Được Cụ Phạm Đình Hổ chép trong cuốn “ Đường an Đan Loan Phạm Gia Thế Phả", viết vào năm 1820 bằng chữ Hán, tại trang 39 - 40 đã có đoạn viết:“ Theo gia phả họ Bùi bên ngoại thì Bùi Công Húy, tức là Thế Vinh, tự là Hoằng Nghị, thụy là Định Trai Tiên Sinh", nguyên quán ở Đan Loan". Ông làm nhà ở phường Yên Hòa, huyện Quảng Đức. Khoa Canh Thìn niên hiệu Diên Thành thứ 3, đời Vua Mạc Mậu Hợp “đời Vua thứ 5 nhà Mạc 1580". Ông đã đỗ Đệ Tam Danh Đồng Tiến Sỹ, xuất thân làm quan đến chức Hồng Lô Tự Khanh, có vợ cả người làng ta (Đan Loan), không khảo được họ tên, hai ông - bà đã sinh được một người con gái khi lớn lên đem gả cho trai người họ Vũ người cùng làng. Lúc ông thi đỗ Tiến sỹ lại lấy thêm bà thứ hai người xã Đại An, huyện Đan Phượng, họ Nguyễn, hiệu là “Từ Phúc Độ Công". Cuối đời nhà Mạc, Bùi Công xin trí sỹ về quê cư ngụ. Thời nhà Lê Trung Hưng, ông cùng Thượng Thư Đỗ Công Uông người xã Đoàn Tùng, huyện Gia Phúc và Thượng Thư Vũ Công người xã Nhữ Xá, huyện Đường An được mời ra làm quan. Lúc này Bùi Công đã dùng dao chém vào đầu gối rồi lấy lý do thác bệnh không ra.
Huyện Quảng Đức vào khoảng niên hiệu Gia Long đời thứ 3 thành Vĩnh Thuận, xã Đoàn Tùng vì kiêng húy Trịnh Thành Tổ Triết Vương do vậy đã được đổi thành Đoàn Lâm. Bùi Công (tức Bùi Thế Vinh) sau khi mất được an táng tại cánh Đồng cạn làng ta, tục gọi là lăng Hầu Khanh, hai họ Vũ và Họ Phạm trong làng đều là cháu bên ngoại, nối dòng trông coi. Về sau do nhiều lần binh biến lên lăng mộ không thể khảo được. Người trong làng tên là Vũ Quân làm Huấn Đạo Phủ An Bình đã cho mở trường học trên khu đất này, tục gọi là trường Ông Giáo. Vào năm Cảnh Hưng đời Vua Hiển Tông - Chiều Lê, có thân hào trong làng là Thượng Thư Vũ Trần Tự, lại đến khu đất này lấp ao, đắp lũy rồi xây dựng sinh phần, tục gọi là Tục Quan Tả Lại, chu vi chừng một mẫu ruộng. Bên trong có một gò lớn gọi là Đại Thổ Tinh, hai gò nhỏ hai bên gọi là Tiểu Thổ Tinh. Vũ Công và phu nhân được an táng ở hai gò Tiểu Thổ Tinh, đồng thời cho xây Từ Đường ở gò Đại Thổ Tinh, tục gọi là Từ Chi Quan Thượng Chánh Sứ. Sau này Mộ phần đã được chuyển đi nơi khác, đất được san phẳng thành ruộng, dấu vết hiện nay không thể khảo cứu được (Tiến Sỹ Bùi Thế Vinh do không có con trai nối dòng, nên đã mất mộ và mất cả ngày giỗ là như vậy).
Như vậy Thế Phả của Tiến Sỹ Bùi Thế Vinh được biên chép lưu lại như trên đã phần nào cho hậu thế chúng ta một thông tin tư liệu về thân thế sự nghiệp, quê quán, kể cả khi thác bệnh và qua đời, nơi để lăng mộ và cả lý do làm mất mộ… của Tiến Sỹ Bùi Thế Vinh, người đỗ Khoa bảng nho học thứ hai của làng Đan Loan, hiện còn để lại lưu bút trong sách cổ.
Vài nét giới thiệu khái quát về cuộc đời, thân thế của Cụ
Phạm Đình Hổ
Tiếp bước theo gương sáng của các bậc tiền nhân trong làng, vào cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18, Đan Loan còn được biết đến một nhân vật đặc biệt nổi tiếng và xuất trúng trong thiên hạ đó là cụ Phạm Đình Hổ, tuy chưa đỗ tiến sỹ nhưng với tài năng xuất chúng cụ đã được Vua Minh Mạng thăng cho làm tới chức quan “Tế Tửu Quốc Từ Giám" Huế,
Cụ Phạm Đình Hổ sinh tồn (1768 - 1839) hưởng thọ 71 tuổi. Tên húy là “Phạm Đình Hổ"; Tên tự là “Tùng Niên"; Bút danh là “Bình Trực" và “Đông Dã Tiều"; Biệt hiệu “Triêu Hổ Tinh Sinh". Cụ mồ côi cha từ khi mới lên 10 tuổi, về quê Đan Loan ở cùng mẹ cho đến năm 16 tuổi cụ mới ra học ở Thăng Long Hà Nội. Cụ theo học Cụ Hồ Phi Diễn - là thân phụ của Hồ Xuân Hương… Sau một thời gian mẹ và anh trai cụ mất, dẫn đến cuộc đời cụ vô cùng vất vả long đong trong tu nghiệp và mưu sinh.
Quê hương của Cụ Phạm Đình Hổ thuộc làng Đan Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Với những tài năng và những cống hiến cho đất nước trên nhiều lĩnh vực, Cụ đã được nhà nước công nhận và phong tặng danh hiệu Danh Nhân Văn Hóa lớn của Việt Nam đầu thế kỷ 18. Tại quê hương Cụ ở Đan Loan, hiện còn lưu giữ nhiều kỷ vật và di tích lịch sử như: Lầu bình thơ của Danh Nhân Văn Hóa Phạm Đình Hổ, cách đó không xa khoảng 500 m là kiến trúc Lăng mộ của Cụ.
Nói về cưộc sống mưu sinh và con đường khoa cử không phẳng lặng của Cụ Phạm Đình Hổ cho thấy Cụ không gặp thuận lợi ở chỗ khi chưa kịp thi cử thành đạt thì Triều Đại nhà Lê tan giã, nhà Tây Sơn lên nắm quyền, Cụ phải vừa đi học vừa dậy học để mưu sinh. Cụ cũng đã tham gia thi cử nhiều lần dưới thời nhà Nguyễn nhưng đường công danh vô cùng lận đận, nên Cụ chỉ đỗ đến sinh đồ mà thôi (Tức Tú Tài). Rồi Cụ tiếp tục dậy học và viết sách mưu sinh tại Hà Nội
Đến năm 1820 Vua Minh Mạng cho triệu cụ Phạm Đình Hổ và cụ Phan Huy Chú vào kinh đô Huế để đợi bổ nhiệm cho làm quan nhưng đúng lúc này Cụ Phạm Đình Hổ bị ốm bệnh nên không đi được. Năm 1821, Vua Minh Mạng ra Thăng long với mục đích để triêu mộ hiền tài, lúc này cụ Phạm Đình Hổ đã 53 tuổi. Trong buổi chầu yết kiến, Vua Minh Mạng cho quần thần mời cụ Hổ lại gần để tìm hiểu học vấn.. Cụ Hổ đã mang hết sách vở, tài liệu lưu giữ được và những hiểu biết để dâng hiến vua. Qua truy vấn việc học hành và ứng xử thông minh của cụ Hổ, Nhà vua thấy cụ là người tài giỏi hơn người, “trên thông kinh văn - dưới tường địa lý" thực sự là bậc hiền tài nên người đã tiến cử Cụ vào Kinh đô Huế và phong cho chức quan “Hành Tẩu Viện Hàn Lâm". Năm 1826 tiếp tục phong cho làm “Thừa chi viện Hàn Lâm", rồi phong cho làm “Tế Tửu Quốc Từ Giám" Huế (Hiệu trưởng trường Đại học thời nho học). Được biết Quốc Tử Giám thời ấy thực chất là Trường Đại học mở ra chỉ để dành riêng dậy dỗ cho con vua, chúa và con các quan lại quý tộc quyền quý trong triều. Những người giảng dạy ở trường này phải là những người đã đỗ Đại khoa. Vậy mà Phạm Đình Hổ, một thầy đồ chỉ đỗ Tú Tài mà thôi lại được cất nhắc làm “Tế Tửu Quốc Tử Giám", đây là trường hợp hy hữu và duy nhất chỉ có một không hai trong lịch sử phong kiến nước nhà.
Trong cuộc đời học hành và làm quan, Cụ Phạm Đình Hổ luôn coi nhẹ lối học thuộc lòng theo kiểu“tầm chương trích cú", bởi lẽ theo cụ điều đó dễ làm mất đi tính sáng tạo. Và có lẽ cũng do không chấp nhận kiểu làm bài theo lối giáo điều, thuộc lòng mà khi đi thi cụ Phạm Đình Hổ không đỗ đạt cao là vậy. Đồng thời cũng từ quan niệm về học thuật như thế nên khi được làm Tế Tửu Quốc Tử Giám, Phạm Đình Hổ cũng không hứng thú với việc làm văn theo lối thuộc lòng. Chính vì điều này mà những tư tưởng tiến bộ về cải cách giáo dục và khoa cử thời đó của Cụ Phạm Đình Hổ cũng chưa có điều kiện để phát triển. Đến năm 1832 lúc đó cụ 64 tuổi, sức khỏe giảm sút, mặt khác vốn dĩ Cụ cũng là người không thích con đường quan trường nên một lần nữa Cụ xin được từ quan trí sỹ về quê vui sống điền viên viết sách và làm thơ, giao lưu với bạn bè cho vui với tuổi già. Năm 1839 sau một thời gian Cụ ốm và mất tại quê nhà Đan Loan, hưởng thọ 71 tuổi
Cụ Phạm Đình Hổ đã để lại cho đời 18 trước tác viết bằng chữ Hán, nổi bật nhất là tác phẩm “Vũ Trung Tùy Bút"; đại diện cho mảng văn xuôi giàu tính hiện thực đã khắc họa khá đậm nét về chế độ thực dân phong kiến của nước ta thế kỷ 17 - 18. Ngoài ra còn cuốn “Kiền khôn nhất lãm" là một chuyên thư về địa lý Việt Nam, trong đó có mô phỏng toàn bộ bản đồ khu vực kinh thành Thăng Long và bản đồ của 13 phủ lỵ trong cả nước.
Trong quá trình làm quan và sống tại quê nhà, Phạm Đình Hổ thường dành nhiều thời gian cho việc sáng tác và biên soạn sách. Cụ để lại cho đời sau nhiều công trình khảo cứu về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, văn thơ có giá trị lớn. Ngoài hai tác phẩm tiêu biểu kể trên, Danh Nhân Văn Hóa Phạm Đình Hổ còn để lại những cuốn sách nổi bật khác, như về văn thơ có “Tang thương ngẫu lục" (viết chung với Cụ Nguyễn Án), Hay các cuốn“Đông dã học ngôn thi tập"; cuốn “Đường An Đan Loan Phạm gia thế phả"; Viết theo dạng văn xuôi hiện nay vẫn được lưu giữ tại Viện Hán Nôm Hà Nội. Về lịch sử, địa lý có “An Nam chí" & “Tiền lệ Nam Việt bản đồ mô bản"; Triết học có “Hy kinh trắc lãi"…Cụ đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn thơ có giá trị cả về lịch sử, xã hội, địa lý và triết học. Nhiều tài liệu và những tri thức mà Cụ đã để lại hiện đã và đang được đưa vào giáo trình giảng dạy trong các cấp học phổ thông nước nhà.
Đến nay, Con cháu hậu duệ và người dân làng Đan Loan vẫn tự hào về mảnh đất đã sinh ra các Tiến sỹ thời nho học và danh nhân văn hóa Phạm Đình Hổ, mặc dù cách đây đã ngót hai thế kỷ, nhưng những dấu tích của danh nhân văn hóa Phạm Đình Hổ vẫn được lưu lại khá đậm nét trên quê hương. Cho dù đã trải qua nhiều đời, Ông Phạm Đình Phúc con cháu đời thứ 5 của Cụ danh nhân vẫn tiếp tục kế thừa trên mảnh đất mà Cụ đã từng sống và cống hiến cho đời.“Trong khuôn viên nhà ông phạm Đình Phúc vẫn còn dấu tích Lầu bình thơ của cụ Hổ. Sau khi cụ mất, mộ của Cụ cũng được được lập cách nhà không xa"
Lầu bình thơ hiện nằm trong khu đất cũ, cạnh một ao rộng nước trong veo. Ông Phạm Đình Phúc cho biết, trước đây lầu bình thơ của danh nhân Phạm Đình Hổ đã từng bị đổ lát do tác động của thời tiết cùng với biến cố của thời gian, sau đó đã được các cấp Chính quyền quan tâm cho trùng tu, phục dựng nên đến nay vẫn cơ bản giữ được hình dáng cũ. Lầu bình thơ được xây dựng có đế hình vuông, thoáng ba mặt để có thể trông ra ba hướng đông, tây và nam. Mặt chính quay ra hướng bắc. Mái lầu hình chóp, đao cong vút, trên đỉnh có đắp hình nậm rượu. Được biết, sở dĩ có hình nậm rượu này là để tượng trưng cho chuyện trước đây là nơi danh nhân thường uống rượu, bình thơ với bạn bè. Phía trong lầu bình thơ xây một bệ thờ cao gần một mét, trên bệ đặt ba bát hương. Ngoài con đường nhỏ ra lầu, xung quanh là ao thả cá, tạo nên khung cảnh thơ mộng. Trước lầu bình thơ là một sân rộng, thuận tiện cho việc đi lại và thưởng ngoạn cảnh vật nơi đây
Cách lầu bình thơ chừng nửa cây số là lăng mộ của danh nhân Phạm Đình Hổ. Đây thuộc khu đất gò cao có tên gọi là Mả Duồng. Mộ danh nhân nằm phía đông của nghĩa địa, trước được đắp bằng đất, sau được con cháu xây lại bằng gạch, trên mộ được gắn bia đá ghi dòng chữ Hán, được dịch là “Tế tửu Quốc tử giám Phạm Đình Hổ chi mộ, năm sinh 1768, năm mất 1839". Năm 1993 Bảo tàng tỉnh Hải Hưng (nay là Hải Dương) lập bản vẽ thiết kế khu mộ này cho tương xứng với tầm vóc của danh nhân. Năm 2005, khu mộ chính thức được tôn tạo khang trang trên diện tích khoảng 16 m2, trên lăng mộ được đặt bia đá tựa đề “Lăng mộ danh nhân Phạm Đình Hổ".
Để lưu được những dấu tích của danh nhân văn hóa Phạm Đình Hổ như hiện nay, ngoài việc gìn giữ của dòng tộc danh nhân, còn có sự quan tâm của các cơ quan chức năng. Năm 1997 để những dấu tích trên được nâng lên tầm di tích, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Hải Dương và Bảo tàng Hải Dương đã nghiên cứu tài liệu cùng những cứ liệu thực tế tại địa phương để lập “Lý lịch di tích danh nhân Phạm Đình Hổ". Ngoài việc đề cập rõ tình trạng lầu bình thơ và phần lăng mộ của danh nhân Phạm Đình Hổ tại thời điểm đó, lý lịch cũng nêu rõ những điểm căn bản nhất về cuộc đời và tác phẩm của danh nhân. “Sau khi lý lịch trên được lập, năm 1999, lầu bình thơ và mộ danh nhân Phạm Đình Hổ đã chính thức được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia".
Có dịp đọc“Lý lịch di tích danh nhân Phạm Đình Hổ", chúng ta đã phần nào hiểu được vì sao từng đi làm quan ở nhiều nơi, nhưng Cụ Phạm Đình Hổ vẫn luôn gắn bó với quê hương. Theo gia phả của dòng tộc danh nhân, họ Phạm đến định cư ở làng Đan Loan tới đời cụ Phạm Đình Hổ là đời thứ 11. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, Phạm Đình Hổ từng học tại Quốc Tử Giám và thi đậu sinh đồ (tú tài). Nhưng thời thế bấy giờ không yên, suốt một thời gian dài cụ về quê và đi dạy học ở nhiều nơi, sau đó tiếp tục tham gia thi nhiều lần nhưng không đỗ cao hơn.
Danh nhân Phạm Đình Hổ tuổi Tý, nhưng cốt cách của Cụ dường như gần hơn với linh vật hổ, ứng với tên của cụ. Danh nhân còn là một nhà văn hóa đa ngành, có thể ví như một “mãnh hổ" ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ để lại cho đời sau nhiều tác phẩm giá trị, trong đó cuốn “Vũ Trung Tùy Bút" hiện đã và đang được giảng dạy trong trường phổ thông. Việc đến nay chúng ta còn lưu lại được những di tích và những cống hiến của danh nhân Phạm Đình Hổ để qua đó góp phần hiểu biết thêm về tài năng và thân thế của Cụ là một điều thật đáng qúi và hết sức trân trọng.
Phần hai
Đảng bộ Nhân Quyền với truyền thống 75 năm xây dựng và trưởng thành
Sau cách mạng tháng 8/1945, thực dân Pháp ráo riết tăng cường lực lượng, hòng biến nước ta thành thuộc địa lâu dài của Pháp một lần nữa. Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến", Người viết “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không phân biệt tôn giáo, Đảng phái dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh Pháp cứu Tổ quốc. Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ".
Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện Chỉ thị của Trung ương Đảng, nhân dân cả nước đồng loạt đứng lên nổ súng tấn công địch. Quân và dân huyện Bình Giang dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy đã tích cực chuẩn bị về mọi mặt để bước vào cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp xâm lược.
Là một xã có con đường tỉnh lộ 20 (nay là đường 392), một con đường giao thông huyết mach quan trọng chậy qua, lại gần huyện lỵ Kẻ Sặt, phố Phủ, phố Thông - Thanh Miện. Địa bàn xã Nhân Quyền có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả ta và địch. Do vậy khi địch đánh xuống phía Tây nam tỉnh Hải Dương, xã Nhân Quyền là địa bàn chúng cần đánh chiếm. Nhận rõ tầm quan trọng của địa bàn xã Nhân Quyền, Huyện ủy Bình Giang và ban cán sự huyện ủy đã cử cán bộ về giúp Nhân Quyền chuẩn bị kháng chiến và trực tiếp chỉ đạo một số công việc.
Cuối tháng 12/1946, Huyện ủy đã triệu tập hội nghị mở rộng ở thôn Bình Đê xã Bình Xuyên, hội nghị đánh giá tình hình và triển khai nhiệm vụ công tác kháng chiến. Về tổ chức Đảng, Huyện ủy có chủ trương tăng cường sự lãnh đạo và củng cố các chi bộ ghép, trong đó có chi bộ ghép Bình Xuyên - Thái Học - Nhân Quyền. Đặc biệt công tác xây dựng lực lượng vũ trang được quan tâm. Lực lượng tự vệ ở các địa phương đã được hình thành trong cách mạng tháng 8/1945 nay nhanh chóng được bổ sung về quân số, được huấn luyện và trang bị thêm vũ khí. Theo quyết định của trên, Huyện ủy đã chỉ đạo thành lập ban bảo vệ xã Nhân Quyền để lãnh đạo công tác kháng chiến ở địa phương. Dưới sự chỉ đạo của huyện, chính quyền xã cùng ủy ban bảo vệ xã đã huy động hàng trăm người lên mặt đường 20, điều quân lên quán Sộp, đê Cống Tranh đào hào chữ chi, đắp ụ đất, băm cuốc mặt đường, cho đắp ụ, ngả cây làm chướng ngại vật để chống các đợt càn quét của giặc Pháp. Ban bảo vệ xã, tiếp tục vận động nhân dân rèn đúc vũ khí, lập ra các trạm gác, tổ chức tuần tra ban đêm, phân công tự vệ cảnh giới trên đường 20 và khu vực phố Hòa Loan.
Đầu năm 1947, theo sự chỉ đạo của trên, xã tiến hành thành lập Uỷ ban kháng chiến song song với ủy ban hành chính xã, thành lập Ban quân sự xã. Thực hiện khẩu hiệu “Tiêu thổ kháng chiến", vận động nhân dân đào hầm, hố để cất giấu tài sản, thóc lúa tránh bom đạn, phục vụ cho kháng chiến lâu dài.
Từ tháng 3/1947, địch tăng cường củng cố những vị trí đã chiếm được, tăng viện binh chuẩn bị mở rộng phạm vi lấn chiếm. Đứng trước tình hình trên, đầu tháng 4/1947, Đảng bộ Hải Dương mở hội nghị đại biểu lần thứ 2 tại Triều Dương (Thanh Miện), Đại hội nghiên cứu đường lối kháng chiến của Đảng và đề ra một loạt nhiệm vụ cụ thể trước mắt và lâu dài cho các khu, các huyện thị.
Nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương, Đảng bộ huyện Bình Giang tổ chức hội nghị cán bộ mở rộng, hội nghị chủ trương tăng cường xây dựng, củng cố cơ sở Đảng, đẩy mạnh mọi hoạt động, tích cực sản xuất để ổn định đời sống nhân dân, củng cố phát triển lực lượng vũ trang, tích cực trừ gian, diệt phản động …
Thực hiện chủ trương của Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo, tích cực phát triển Đảng. Trong năm 1947 chi bộ ghép Bình Xuyên - Nhân Quyền - Thái Học đã kết nạp được một số đảng viên trong đó có đ/c Bùi Đức Hòa người thôn Hòa Loan. Xuất phát từ tình hình thực tế địa phương, do nhu cầu của công cuộc kháng chiến, Huyện ủy Bình Giang đã chuẩn y cho xã Nhân Quyền được thành lập chi bộ riêng để lãnh đạo phong trào.
Ngày 11/7/1947, tại nhà đồng chí Vũ Kim Chính, thôn Hòa Loan lễ thành lập chi bộ Đảng được tổ chức trọng thể. Đ/c Vũ Như Oánh thay mặt Thường vụ Huyện ủy về dự và công bố quyết định thành lập và công nhận chi bộ đảng đầu tiên xã Nhân Quyền gồm 05 đ/c đó là: Đ/c Bùi Đức Hòa (Bùi Văn Hý); Đ/c Chu Thị Đo; Đ/c Vũ Kim Huấn; Đ/c Vũ Kim Chính; Đ/c Vũ Đức Nghĩa. Trong phiên họp đầu tiên, chi bộ đã bầu đ/c Bùi Đức Hòa (Tức Bùi Văn Hý) làm Bí thư chi bộ.
Chi bộ Đảng ra đời đã đánh dấu bước trưởng thành nhanh chóng của phong trào kháng chiến xã Nhân Quyền. Từ đây nhân dân trong xã đã có chi bộ Đảng trực tiếp lãnh đạo mọi phong trào; Trực tiếp lĩnh hội các chủ trương của Đảng ủy cấp trên, phổ biến đến tận người dân. Ngay sau khi được thành lập, do nhu cầu lãnh đạo kháng chiến do vậy chỉ trong một thời gian ngắn, đến cuối năm 1947 Chi bộ đã phát triển được 23 đảng viên nằm ở khắp các thôn trong xã, các tổ chức đoàn thể đều có đảng viên trực tiếp lãnh đạo và tham gia sinh hoạt, đó là hạt nhân lãnh đạo mọi thắng lợi của phong trào cách mạng của quần chúng tại địa phương
Đến nay đã trải qua 75 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ Nhân Quyền đã khẳng định rõ vai trò to lớn là hạt nhân lãnh đạo mọi phong trào cách mạng của nhân dân vượt qua mọi khó khăn thử thách đưa Nhân Quyền trở thành lá cờ đầu, là điểm sáng trong các phong trào thi đua yêu nước của tỉnh Hải Dương và huyện Bình Giang
Thật tự hào và không gì hạnh phúc hơn khi được sống, công tác và sinh hoạt trong một Đảng bộ giầu truyền thống cách mạng; Luôn vững vàng trong thử thách; Kiên cường và anh dũng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm; Nhậy bén và sáng tạo trong xây dựng và phát triển kinh tế. Luôn luôn nêu cao tinh thần đoàn kết thống nhất và giữ vững được mạch nguồn là cơ sở Đảng TSVM, trong đó nhiều năm liền được Tỉnh Uỷ tặng Bằng khen và cờ thưởng luân lưu. Trải qua 75 năm xây dựng và trưởng thành, từ ngày đầu thành lập chi bộ đảng đầu tiên ngày 11/7/1947 cho đến khi phát triển và trở thành đảng bộ xã vào ngày 11/7/1960, đã trải qua 38 kỳ Đại hội, Đảng bộ NQ đã qua thực tiễn chứng minh không ngừng lớn mạnh về tư tưởng, bản lĩnh chính trị và tổ chức, Luôn xứng đáng với niềm tin của Nhân dân; Là lực lượng lãnh đạo mọi phong trào cách mạng của quần chúng ở địa phương đi đến thắng lợi vẻ vang. Mỗi cán bộ ĐV và người dân Nhân Quyền chúng ta có quyền tự hào và đặt niềm tin về Đảng bộ của mình.
Trong suốt hành trình hoạt động 75 năm ấy cùng với biết bao biến cố và thăng trầm của lịch sử dân tộc, Đảng bộ NQ vẫn luôn vững vàng vượt qua mọi thử thách, lãnh đạo nhân dân làm lên những kỳ tích vẻ vang, thu được những thành tựu vô cùng to lớn, mà hôm nay có thời gian tĩnh tâm nhìn lại, chúng ta càng thực sự xúc động, tự hào về những thành tựu to lớn mà Đảng bộ và Nhân dân NQ đã đạt được. Những thành tích và sự phát triển ấy của Đảng bộ là vô cùng to lớn không sao kể hết. Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ xin được tái hiện lại bức tranh tươi đẹp nhưng vô cùng vẻ vang trong suốt chặng đường 75 năm ấy thông qua một số hình ảnh tiêu biểu sau đây:
Trong 9 năm kháng chiến chống Thực dân Pháp, Nhân quyền được coi là đầu mối quan trọng đối với cả ta và địch. Thực dân Pháp đã chọn nơi đây để làm địa điểm xây bốt lập tề, thường xuyên tổ chức các đợt càn quét, phá hủy các công trình Đền thờ, Chùa chiền, nhà cửa, ruộng vườn của Nhân dân, giết hại dân nành, tìm bắt cán bộ, phá lúa trồng đay tạo ra các vùng trắng nhằm dễ bề cai trị. Đẩy nhân dân ta vào con đường đói khổ, lầm than. Cảnh làng xóm tiêu điều sơ xác mà cao điểm là nạn đói lịch sử năm 1945 hàng trăm người dân Nhân Quyền bị chết đối. Nhưng điều đó không đủ để làm lung nay bản lĩnh chính trị vững vàng và ý chí mãnh liệt của một tổ chức Đảng tuy mới được thành lập, còn rất non trẻ. Đứng trước tình hình trên Chi bộ Đảng đã biết dựa vào Nhân dân để triển khai đường lối “Vừa kháng chiến vừa kiến quốc". Tổ chức nhiều trận đánh chống càn, giệt ác trừ gian; Vận động nhân dân không đi lính cho giặc, kiên quyết phá tề, làm cho kẻ địch ngày càng lúng túng và nhiều phen phải khiếp vía kinh hoàng
Sau năm 1954, hòa bình được lập lại ở miền Bắc, Chi bộ Đảng đã tập trung lãnh đạo nhân dân tích cực hàn gắn viết thương chiến tranh, khôi phục lại sản xuất và ổn định đời sống, phát triển kinh tế, tiến hành giảm tô và cải cách, chia lại ruộng đất cho nông dân. Vận động bà con nông dân đi vào làm ăn tập thể, xây dựng HTX kiểu mới theo con đường CNXH. Trong tiến trình ấy, không phải ngẫu nhiên Nhân Quyền có HTX nông nghiệp Đan Loan được suy tôn là con chim đầu đàn của miền bắc về xây dựng mô hình hợp tác hóa kiểu mới và đưa cơ giới hóa vào khâu sản xuất; Vinh dự được đón các đ/c Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh về thăm.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ NQ đã lãnh đạo Nhân dân luôn hoàn thành xuất sắc cả hai nhiệm vụ chiến lược “Vừa sản xuất vừa chiến đấu"; Hoàn thành nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn; Đảm bảo “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người"; Động viên được gần 500 thanh niên lên đường tòng quân chiến đấu để bảo vệ tổ quốc; Huy động gần 5000 tấn lương thực; Gần 300 tấn thực phẩm và nhiều nhu yếu phẩm khác để phục vụ cho chiến trường miền nam
Bước vào thời kỳ đổi mới, trên cơ sở có các chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và Nhân dân NQ được bầu bạn biết đến là đơn vị luôn đi tiên phong trong việc triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách và nghị quyết của đảng các cấp; Vận dụng linh hoạt, sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn ở địa phương. Là xã luôn đi đầu trong việc thực hiện thành công các chương trình “Điện - Đường - Trường - Trạm"; Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và dân sinh làm tiền đề để bắt tay vào xây dựng nông thôn mới. Chỉ trong một thời gian ngắn từ năm 2014 đến tháng 5/2022. (Tôi xin mượn câu thơ của nhà thơ Tố Hữu để mô tả về sự đổi thay kỳ diệu của quê hương NQ). Thật là:“Chín năm mới bấy nhiêu ngày - Mà Nhân Quyền thấy đổi thay thật nhiều". NQ đã hoàn thành cả 3 cấp độ về xây dựng NTM đó là: (Hoàn thành xây dựng NTM; Nông thôn mới nâng cao và Nông thôn mới kiểu mẫu). Là một trong số ít những địa phương về đích xây dựng NTM sớm nhất trong tỉnh HD
Ghi nhận những thành tích mà Nhân dân và Đảng bộ xã NQ đã đạt được trong thực hiện công cuộc đổi mới. Trong vòng 15 năm từ (2007- 2022), Nhân Quyền đã 3 lần được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhất - Nhì - Ba. Vinh dự được đón Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang về thăm, chúc tết và tặng quà vào đầu xuân 2015. Là xã duy nhất của tỉnh Hải Dương được đi dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc tháng 12/2015, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và 01 công trình xây dựng trị giá 01 tỷ đồng về thành tích xây dựng NTM; Nhiều Năm liền được CT - UBND tỉnh Hải Dương tặng Cờ thưởng thi đua đơn vị xuất sắc nhất khối xã, phường, thị trấn
Những kết quả đã đạt được là một minh chứng đầy đủ và sinh động nhất về truyền thống vô cùng vẻ vang của Đảng bộ và Nhân Dân NQ trong suốt chặng đường 75 năm qua. Bởi nhìn vào thực tiễn Nhân Quyền không phải là địa phương có nhiều tiền năng, lợi thế và đương nhiên những thành quả có được của ngày hôm nay cũng không phải ngẫu nhiên có từ trên trời rơi xuống. Mà nó hoàn toàn được kết tinh bởi mồ hôi, công sức, trí tuệ, thậm trí cả bằng xương, bằng máu của bao thế hệ cán bộ Đảng viên và người dân Nhân Quyền đã luôn cùng nhau đoàn kết thống nhất, đồng sức, đồng lòng để tạo dựng và đắp xây mà có.
Với một thời lượng nhất định không thể kể hết những thành tựu mà Nhân dân và Đảng bộ xã NQ đã đạt được. Nhưng chừng ấy cũng đủ để minh chứng cho một quá trình phấn đấu kiên trì, bền bỉ, đầy lỗ lực và hết sức sáng tạo của Đảng bộ xã nhà. Đội ngũ cán bộ trong Đảng bộ qua các thời kỳ luôn biết gìn giữ và phát huy truyền thống đoàn kết thống nhất; Biết lắng nghe tự phê bình và tiếp thu phê bình; Biết dựa vào Nhân dân và phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương. Thường xuyên chăm lo xây dựng củng cố Chính quyền và sức mạnh to lớn của cả hệ thống chính trị trong xây dựng và phát triển phong trào. Từ thực tiễn và kết quả thành công của Đảng bộ và Nhân Dân xã NQ hôm nay; Theo cảm nghĩ của mình tôi xin nêu một số nguyên nhân và bài học thành công chủ yếu sau đây:
Một là, Thực tiễn cho thấy yếu tố quyết định đến sự thắng lợi của các cuộc cách mạng thì trước hết phải có đường lối đổi mới và đúng đắn của Đảng. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách lớn về NN - NT & ND. Nhưng trong đó cũng cần phải kể đến một yếu tố quan trọng khác đó là việc triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chủ trương đường lối đổi mới của Đảng vào thực tiễn ở mỗi cơ sở. Ở Đảng bộ NQ đã luôn gương mẫu và nghiêm túc trong việc quán triệt các quan điểm đường lối đổi mới và nghị quyết của Đảng; Luôn đi tiên phong trong mọi phong trào thi đua yêu nước. Dẫu biết rằng đi tiên phong là gian nan, là khó khăn, là rất nhiều thử thách, vì chưa có một khuôn mẫu cụ thể; Phải vừa làm, vừa tìm tòi phương thức triển khai thực hiện. Và trong quá trình ấy, nếu đi chệch hướng, nhầm đường có khi sẽ phải trả một cái giá rất đắt. Nhưng điều đó không thể làm chậm được ý chí và tinh thần quyết tâm, Giám nghĩ, Giám làm, Dũng cảm lao vào thực tiễn của một Đảng bộ giầu truyền thống cách mạng. Mặt khác trong triển khai tổ chức thực hiện NQ đã luôn thể hiện rõ tinh thần quyết tâm cao trong hành động; Vận dụng sáng tạo, linh hoạt nhưng phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của địa phương; Không dập khuôn máy móc; Đề ra được những chủ chương, giải pháp đúng đắn, sát thực tiễn, đặc biệt là phải hợp với lòng dân, quyết tâm đưa nghị quyết của Đảng thành hiện thực cuộc sống. Đây thực sự đã là bài học vô cùng quý giá đối với Đảng bộ và Nhân dân NQ
Hai là, Phải luôn đề cao và coi trọng công tác vận động quần chúng, phát huy truyền thống yêu quê hương đất nước và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Mọi chủ chương, nghị quyết của Cấp ủy Đảng, quyết định của Chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị đề ra phải xuất phát từ thực tiễn, xuất phát từ quan điểm “Vì nhân dân, của nhân dân và do nhân dân thực hiện" nhằm tạo ra sức mạnh của cả hệ thống chính trị, trong đó đặc biệt đề cao sức mạnh của nhân dân, coi đó là yếu tố quan trọng nhất. Không phải ngẫu nhiên mà Đảng bộ NQ luôn có được chỗ dựa vũng chắc, giữ vững được cơ sở cách mạng và bảo vệ được nhân dân trong cuộc kháng chiến đầy cam go chống thực dân Pháp; Huy động và luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về sức người, sức của trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Luôn triển khai và thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương. Tổ chức thành công chủ trương xây dựng NTM; Vận động được 100% các hộ nông dân tham gia hiến DT ruộng 03 để phục vụ cho quy hoạch và cải tạo lại đồng ruộng; Vận động Nhân dân tự nguyện hiến đất để quy hoạch lại và mở mang đường làng ngõ xóm; Xây dựng các công trình phúc lợi tập thể. Tham gia ủng hộ ngày công tiền của trong phong trào xây dựng NTM; Số tiền ủng hộ lên đến hàng tỷ đồng, đặc biệt có gia đình ủng hộ lên đến vài tỷ đồng. Tiêu biểu cho phong trào ấy phải kể đến như các gia đình ông Vũ Đức Đồng thôn DX, gia đình ông vũ Quang Lan thôn Hòa Loan và nhiều hộ gia đình khác. Đây có lẽ là bài học lớn về sức mạnh đại đoàn kết trong Đảng và trong Nhân dân.
Ba là: Phát huy tối đa mọi tiềm năng, lợi thế, khai thác có hiệu quả các nguồn lực Trong bối cảnh địa phương là một xã nghèo, không có nhiều lợi thế, tiềm năng. Trong triển khai thực hiện chúng ta đã biết tạo ra lợi thế, biết cách khơi dậy nguồn lực. Chỉ tính trong giai đoạn thực hiện công cuộc đổi mới, NQ đã huy động được số vốn khổng lồ lên đến hàng 100 tỷ đồng để phục vụ cho đầu tư phát triển. Mặt khác trong quá trình triển khai thực hiện chúng ta đã biết chắt chiu, tiết kiệm nguồn lực, tập trung đầu tư phát triển theo đúng qui hoạch và có kế hoạch; Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường; Nhạy bén trong tiếp thu cái mới; Năng động, sáng tạo trong cơ chế thị trường, đẩy mạnh phát triển kinh tế luôn đi đôi với thực hiện “Tiến bộ và công bằng xã hội"
.
Bốn là: Thường xuyên chăm lo công tác củng cố, xây dựng hoàn thiện tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị từ xã đến cơ sở; Luôn coi trọng, củng cố và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể. Trong đó đặc biệt coi trọng đổi mới phương thức lãnh đạo, sức chiến đấu, nâng cao năng lực cầm quyền của các Cấp uỷ Đảng, nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới; Đồng thời biết chọn khâu đột phá để tập trung chỉ đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.
Mỗi chúng ta được sống, công tác và sinh hoạt trong thời kỳ lịch sử quan trọng của Đảng bộ xã nhà, được trực tiếp chứng kiến và cảm nhận những đổi thay của quê hương, đất nước; Chúng ta càng thêm chân quý những gì mà Đảng bộ và Nhân dân NQ đã đạt được trong suốt chặng đường 75 năm qua. Bản thân tôi cũng như toàn thể Cán bộ Đảng viên và Nhân dân Nhân Quyền luôn tâm niệm một điều, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn đoàn kết, kề vai sát cánh và đặt niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng bộ; Trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng; Kiên định đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; Lỗ lực vượt lên chính mình, xây dựng khối đại đoàn kết chặt chẽ chung quanh BCH Đảng bộ, tíếp tục ủng hộ Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; Phát huy truyền thống vẻ vang của Đảng bộ và quê hương NQ văn hiến, cách mạng; Chung sức, đồng lòng không ngừng phấn đấu để Nhân Quyền luôn xứng đáng“Là một điểm sáng, là lá cờ đầu trong các phong trào thi đua yêu nước của tỉnh Hải Dương và huyện Bình Giang". Kiên trì phấn đấu đưa NQ đạt đích “Xã anh hùng trong thời kỳ đổi mới"; Góp phần xây dựng đất nước Việt Nam XHCN Dân giàu, Nước mạnh, Dân chủ, Công bằng, Văn minh.
Cán bộ Đảng viên và ND - NQ luôn biết ơn đến Đảng, Nhà nước; Cảm ơn đến cấp ủy Đảng - Chính quyền các cấp từ tỉnh đến huyên trong thời gian qua đã luôn giành cho NQ những tình cảm và sự quan tâm, giúp đỡ đặc biệt quý báu. Chúng tôi luôn mong rằng tiếp tục nhận được sự giúp đỡ và quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp lãnh đạo để NQ sớm đạt được những ước mơ và nguyện vọng cháy bỏng trong tương lai.
Phần ba
Những tri thức tiêu biểu - niềm tự hào của quê hương Nhân Quyền trong thời đại mới
Ngày nay dưới chế độ XHCN, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Nhân Quyền từng bước được thay da đổi thịt, kinh tế của xã tăng trưởng mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 75 triệu đồng/năm; Các lĩnh vực văn hóa - xã hội phát triển, cả 4 thôn đều đạt danh hiệu làng văn hoá, làng sức khoẻ, xã không còn hộ nghèo. Sự nghiệp giáo dục được quan tâm đầu tư từng bước hoàn thiện về cơ sở vật chất, cả 3 trường Mầm non, Tiểu học và THCS luôn đạt và giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia; Trong đó có Trường Tiểu học giữ vững chuẩn quốc gia mức độ II. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào cấp III và các trường đại học ngày một tăng, năm sau cao hơn năm trước. Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được thực hiện tốt và duy trì thường xuyên, xã đạt và giữ vững xã Chuẩn Quốc Gia về Y tế; Các công trình di tích lịch sử được bảo tồn, nếp sống văn hoá và nét đẹp thuần phong mỹ tục được giữ gìn và phát huy.
Nhân Quyền cũng là một địa phương có truyền thống văn hóa và hiếu học, nối tiếp truyền thống học hành thi cử của các bậc tiền nhân xưa, các thế hệ người Nhân Quyền hôm nay tiếp tục trưởng thành trên mọi lĩnh vực công tác của đời sống xã hội, nhiều người đỗ đạt thành tài, trở thành những GS - PGS -Tiến Sỹ, đem sức trẻ cống hiến tài năng, trí tuệ cho đất nước và làm rạng danh cho quê hương, dòng họ. Theo tổng hợp chưa thật đầy đủ kể từ khi Cách mạng tháng tám thành công cho đến nay, quê hương Nhân Quyền đã có trên 29 các nhà khoa học tiêu biểu của thời kỳ đổi mới, Trong đó thôn Đan Loan có 14 người, Hòa Loan 12 người Và Dương Xá là 03 người. Với thông tin chính thống từ những người trong cuộc, thông qua gia đình, Gia phả các dòng họ và từ bạn bè đồng nghiệp, tôi xin được trân trọng giới thiệu đôi điều khái quát về những con người như thế:
1. Người đầu tiên tôi muốn kể đến đó là: Thầy thuốc nhân dân - PGS - TS. Vũ Đình Chính - Hiệu trưởng - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương.
- Ông Sinh ngày: 15 tháng 02 năm 1954
- Quê quán Thôn Dương Xá, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
- Ông sinh ra trong một gia đình giầu truyền thống cách mang và văn hóa. Bác ruột của Ông là cụ Vũ Đình Nhuần - cán bộ lão thành cách mang, Cán bộ tiền khởi nghĩa - Đảng viên ĐCSVN - Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng. Cha thân sinh là Cụ Vũ Đình Diên - Cán bộ lão thành cách mạng - Cán bộ tiền khởi nghĩa - Đảng viên ĐCS VN - Huy hiệu 75 năm tuổi đảng. Cả cuộc đời cụ Vũ Đình Diên luôn gắn liền với con đường binh nghiệp cho đến khi được nghỉ hưu. Trong suốt quá trình công tác trong LLVT, Cụ đã được Quân đội phong quân hàm Đại tá, giữ chức Phó tham mưu trưởng Quân khu III. Toàn thể Anh, Chị em ruột trong gia đình, mọi người đều được học qua Đại học, có người học trên đại học, ra trường công tác người là giáo viên phổ thông, Bác sỹ trong quân đội, trong đó có em trai Ông là Ông Vũ Đình Toản cũng là sỹ quan cao cấp trong quân đội, trước khi nghỉ hưu, Ông mang quân hàm Đại tá và giữ chức Phó tham mưu trưởng - Bộ chỉ huy Quân sự Tỉnh Hải Dương
- - Về Các danh hiệu đã được phong tặng: Có Thể nói cả cuộc đời Ông Vũ Đình Chính luôn gắn liền với con binh nghiệp và lĩnh vực Y học. Trước khi chuyển sang công tác dân sự, Ông đã từng mang quân hàm Thượng tá, Bác sĩ chuyên khoa I và II và giữ chức vụ Phó Gíam đốc - kiêm trưởng khoa nội 2 bệnh viện quân y 7 quân khu III
Ông đã bảo vệ thành công học vị Tiến sỹ - y học - chuyên ngành Nội khớp tại Trường Đại học Y Hà Nội năm 1996. Được Hội đồng khoa học nhà nước phong hàm Phó Giáo Sư vào năm 2006
- Về quá trình công tác: Nhìn vào quá trình công tác của ông Vũ Đình Chính Khiến nhiều người phải ngưỡng mộ và kính trọng. Thể hiện sự gian lan phấn đấu, khả năng chuyên môn và năng lực lãnh đạo, tư duy của một thủ lĩnh thực sự. Ở ông sớm bộc lộ nhãn quan và các yếu tố cần thiết của một người lãnh đạo tài ba và xuất sắc. Trong cương vị công tác nào ông cũng hoàn thành xuất sắc và để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng các đồng nghiệp, bạn bè và sinh viên của nhà trường
- Tháng 5/1971, ông thi đỗ và Nhập ngũ để theo học tại Trường Đại học Quân y, khi ra trường, ông tham gia phục vụ chiến đấu tại biên giới Tây Nam; Từ tháng 8/1979 đến 8/1984 ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Quân y Trung đoàn 910; Trưởng tiểu ban Quân y; Trợ lý Ban Quân y, Trường Sĩ quan Không quân tỉnh Phú Khánh;
- Từ tháng 9/1984 đến tháng 5/1999 ông được điều động về làm Bác sĩ điều trị; Rồi được bổ nhiệm giữ chức Chủ nhiệm Khoa Nội 2; Thượng tá, Phó Giám đốc Bệnh viện Quân Y 7, Quân khu 3;
- Từ tháng 6/1999 đến 4/2001, ông tiếp tục được điều động sang công tác tại Trường trung cấp Kỹ Thuật Y Tế I và được bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng, rồi Hiệu trưởng Trường Trung Cấp Kỹ Thuật y tế I - Bộ Y tế; Từ tháng 5/2001 đến 7/2007, Ông được công nhận là Giảng viên cao cấp, được bầu làm Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật y tế I - Bộ Y tế;
- Từ tháng 8/2007 đến tháng 12/2014: ông tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng kiêm Giám đốc Bệnh viện Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương; Từ tháng 01/2015 đến 5/2020, Ông được bầu và giữ chức Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương.
Những thành tựu khoa học: Nhìn vào những thành tựu mà ông đã dầy công nghiên cứu và cống hiến cho Y học chúng ta càng thấy trân trong hơn về ông. Trong suốt quá trình công tác ông đã để lại nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và thực tiễn quan trọng như: Là Chủ nhiệm và tham gia nghiên cứu 30 công trình khoa hoc, trong dó tiêu biểu là:
+ Chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước về: “Nghiên cứu thực trạng sản xuất, kinh doanh và mức độ ô nhiễm sinh học, hóa học trong một số thực phẩm cho trẻ em và phụ nữ mang thai"
+ Chủ nhiệm 02 đề tài cấp bộ (năm 2005) và (năm 2009)."
+ Đồng Chủ nhiệm và tham gia biên soạn cuốn sách: “Kỹ thuật xét nghiệm hóa sinh ứng dụng trong lâm sàng". Chủ trì và tham gia biên soạn cuốn: “Kỹ năng thực hành điều dưỡng". Chỉ đạo biên soạn cuốn: “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh nội khoa thông thường"
Về thành tích Khen thưởng: Trong suốt quá trình công tác với sự cố gắng, nỗ lực không biết mệt mỏi của bản thân, ông đã được Đảng và Nhà nước, các Bộ ngành và bộ Y Tế tặng thưởng nhiều Huân - Huy Chương, bằng khen các loại như: Huân chương Chiến công hạng Nhất; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng Nhì; Huân chương Quân kỳ quyết thắng; Huy chương Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân; Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (các năm 2002, 2013); Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Và nhiều bằng khen, kỷ niệm chương của các Bộ, Ban, ngành Trung ương và tỉnh Hải Dương.
Nhiều bài báo và các tác giả khi nói về ông hình ảnh người Thầy thuốc nhân dân - PGS - Tiến Sỹ - Vũ Đình Chính, tác giả Ngọc Giáp - Báo Việt Nam hội nhập, viết nhân dịp kỷ niệm 68 năm ngày thầy thuốc việt Nam (1955 - 2023) đã có đoạn viết.“Ông đã trở thành một biểu tượng của chí tuệ, Tài năng, Tâm huyết, với bản lĩnh tiên phong và lòng dũng cảm đã đoàn kết, tập trung trí lực của nhiều thế hệ lãnh đạo, Thầy thuốc vượt lên mọi gian lan thử thách để hoàn thành sứ mệnh của mình. Người đặt nền móng ban đầu, vững chăc cho Trường Đại học kỹ thuật Y Tế Hải Dương khắc lên lịch sử tên một ngôi trường đầy tự hào. Trường Đại Học kỹ thuật Y Tế Hải Dương, Ngôi nhà tri thức, địa chỉ tin cậy, nơi chắp cánh những ước mơ cho mọi thế hệ học sinh, sinh viên được học tập, rèn luyện và cống hiến tài đức của mình cho sự nghiệp cao quí bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân". Chúng ta thật tự hào và trân trọng những thành tựu khoa học và cống hiến mà ông đã để lại cho đời
Ông được Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ thuật tỉnh Hải Dương đưa vào danh sách 347 Lãnh đạo tri thức tiêu biểu trong cuốn Lãnh đạo và tri thức tiêu biểu tỉnh Hải Dương Giai đoạn (1930-2020). “Tại trang 180 Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật"
Điện thoại liên hệ: 0913255999
2. Người thứ hai tôi muốn giới thiệu đó là một tài năng còn rất trẻ người thôn Dương Xá, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
- Tiến sỹ Trẻ - Vũ Thị Thao
- Chị sinh năm 1980
- Chị đã bảo vệ luận án Tiến Sỹ - Chuyên ngành xã hội học tại Đan Mạch.
- Hiện nay chị đang công tác và là giảng viên giảng dạy tại Trường Đại Học Copenhagen - Đan Mạch. Với những thành công bước đầu và môi trường công tác giảng dạy như hiện nay, sẽ là cơ hội để Chị tiếp tục cống hiến và thành công trên con đường nghiên cứu khoa học của mình, đem vinh quang về cho quê hương đất nước.
Chú thích: “Chi Vũ Thị Thao là con gái Ông Vũ Đức Sơn và Bà Vũ Thị Thành - thôn Dương Xá, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương"
3. Tiến Sỹ - trẻ Vũ Thanh Mai
- Chị sinh ngày 27 tháng 08 năm 1987
- Quê quán thôn Dương Xá, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang , tỉnh Hải Dương.
- Một tài năng còn rất trẻ, chị sinh ra trong một gia đình giầu truyền thống Cách mạng và học tập, có Ông Nội và Bố là các sỹ quan tham gia trong lực lượng CAND. Có chị gái là Bác sỹ - Y khoa chuyên khoa II, hiện đang công tác tại bệnh Viện Lão Khoa - Hà Nội, em gái đã hoàn thành chương trình du học Đại học tại Nhật Bản, hiện đang làm kế toán cho một tập đoàn kinh tế nước ngoài tại Hà Nội
Tiếp nối truyền thống của gia đình, chị luôn được biết đến là một học sinh giỏi trong các cấp học phổ thông tại địa phương. Tháng 9/2005 sau khi tốt nghiệp PTTH, chị đã trúng tuyển vào Học Viện ANND. Trải qua gần 6 năm miệt mài học tập, khi ra trường tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi, chị được giữ lại làm giảng viên tại đây và bắt đầu tham gia giảng dạy từ năm 2011. Trong quá trình 12 năm công tác tại nhà trường chị đã được kết nạp vào Đảng CSVN tháng 5/2007; Hiện nay được phong quân hàm Thiếu tá, và là Giảng viên chính từ tháng 11/2019
Về thành tích khen thưởng
Trong quá trình công tác trên 12 năm tại Học viện chị đã có nhiều công lao đóng góp và thành tích xuất sắc, chị đã được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như:
- Giấy khen của Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân"năm học 2016 – 2017"; Giấy khen của Hội phụ nữ Tổng cục Chính trị Công an nhân dân năm 2017"; Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở" năm học 2017 - 2018; Giấy khen của Cục trưởng Cục Đào tạo - Bộ Công an đạt danh hiệu “Giảng viên dạy giỏi cấp trường" năm học 2017 - 2018; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an đạt danh hiệu “Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi" cấp Bộ năm học 2017 - 2018", góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy trong các học viện, trường Công an nhân dân; Bằng khen của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam vì “Đã có thành tích xuất sắc trong học tập, phấn đấu và bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ" năm 2020; Giấy khen của Giám đốc Học viện Cảnh Sát Nhân Dân vì “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua đặc biệt, tiến tới thành tích chào mừng kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Học viện CSND" năm học 2022 - 2023.
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Được đào tạo rất cơ bản như: Cử nhân luật hệ chính quy; Bảo vệ luận văn Thạc sỹ luật tháng 6/2015 tại Học Viện CSND - Chuyên ngành “Tội phạm học và điều tra tội phạm". Bảo vệ luận án Tiến Sỹ - Chuyên ngành luật năm 2020. Ngoài ra đến nay Chị đã hoàn thành các chương trình đào tạo: Trung cấp lý luận chính trị; Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm và sư phạm nâng cao tại Tổng cực Chính trị CAND và Trường Đại Học Quốc Gía Hà Nội; Tiếp tục hoàn thành văn bằng 2 về tiếng Anh năm 2011 tại Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội; Chứng chỉ tin học nâng cao tháng 5/2018 tại Học Viện ANND.
Thành tích trong hoạt động giảng dạy
- Tham gia biên soạn 06 giáo trình, 03 sách chuyên khảo, viết 34 bài báo, bài kỷ yếu tại các hội thảo khoa học (trong đó có 01 bài báo quốc tế, 01 bài kỷ yếu hội thảo quốc tế.- Hướng dẫn 03 nhóm sinh viên, đạt 01 giải Nhất, 02 giải Nhì cuộc thi Sinh viên Nghiên cứu khoa học. Hướng dẫn 02 luận văn Thạc sỹ, 02 khoá luận tốt nghiệp; 02 lần được suy tôn danh hiệu Giảng viên dạy giỏi cấp Học viện (năm học 2015 - 2016
Công trình nghiên cứu khoa học
Tham gia nghiên cứu 01 đề tài cấp Nhà Nước mang tiêu đề“Biên soạn mục từ Quyển 36 chuyên ngành An ninh thuộc Đề án biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam" vào năm 2020; Chủ nhiệm 01 đề tài cấp bộ về “Lý luận về phòng, chống tội phạm có sử dụng bạo lực ở Việt Nam" năm 2018 và 01 đề tài cấp cơ sở về “Hoạt động thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án cố ý gây thương tích của lực lượng CSHS - Công an tỉnh Hải Dương" năm 2017
Tham gia viết và đồng tác giả của 34 Bài báo, báo cáo khoa học đã được công bố và đăng trên các tập chí CAND; Tạp chí khoa học; Tại các Hội thảo chuyên ngành; Tạp chí giáo dục - xã hôi; và Tạp Chí nghề luật vv.
Chú thích: Chị Vũ Thanh Mai là cháu nội của Cụ Vũ Đình Lũng và là con gái thứ hai của vợ chồng Ông Vũ Đình Minh và Bà Vũ Thị Thắng thôn Dương Xá, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Điện thoại liên hệ: 097.870.8212 ; Địa chỉ Mail: thanhmaiphgmail.com
Cùng với phong trào học tập chung của toàn xã, Thôn Hòa Loan xưa và nay được biết đến là một địa danh có truyền thống hiếu học, luôn là địa bàn đứng trong tốp đầu của toàn xã về tỷ lệ học sinh thi đậu vào cấp III và trúng tuyển Đại học hàng năm. Theo thống kê chưa đầy đủ, Hòa Loan hiện có 12 Tiến Sỹ, Trong đó có 01 người đã được phong hàm Giáo Sư và 07 người khác mang hàm PGS, đây là niềm tự hào lớn cho quê hương. Người đầu tiên tôi muốn giới thiệu đó là
4. PGS - TS Phạm Đức Thành
Ông sinh ngày tháng năm 1941
Quê quán: thôn Hòa Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Ông nguyên là PGS - TS - Giảng viên cao cấp giảng day tại Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Ông là lớp tri thức gạo cội có nhiều công lao đóng góp trong việc xây dựng và phát triển lớn mạnh của trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hiện tại đã nghỉ hưu và đang sinh sống cùng với gia đình tại Thành phố Hà Nội
Chú thích: Ông Phạm Đức Thành là con cháu nội tộc họ Phạm, thuộc chi của các ông Phạm Văn Hồng và Ông Phạm Văn Hường, thôn Hòa Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Mẹ Ông là Chị gái Ông Vũ Đình Thực người cùng thôn.
5. GS - TS Phạm Quang Trung
- Ông sinh ngày 22 tháng 4 năm 1964
- Quê quán: thôn Hòa Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông bảo vệ luận án Tiến Sỹ - Chuyên ngành Kinh tế - Tài chính năm 2010. Được Hội đồng khoa học nhà nước phong hàm PGS năm 2004 và hàm Giáo Sư vào năm 2014
- Qúa trình công tác
Ông đã từng trải qua các chức vụ công tác như:
- Giảng viên; Phó Viện trưởng năm 1998; Viện Trưởng viện Quản Trị - Kinh Doanh Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân từ năm 2001- 2008;
- Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân từ 2008- 2016;
- Uỷ viên Hội đồng Giáo Sư Ngành Kinh tế từ 2013 đến nay.
- Uỷ viên Ban Thường vụ Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ Thuật Hà Nội.
- Chủ Tịch Hội Khoa Học Kinh Tế Hà Nội nhiệm kỳ (2015-2020).
- Uỷ viên Ban Chấp Hành Hội Khoa Học Kinh tế Việt Nam từ năm 2015 cho đến nay.VV.
Và bắt đầu từ tháng 11 năm 2016, Ông được bổ nhiệm là Giám Đốc Học Viện Quản Lý - Giáo dục, một vị trí rất quan trọng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của nước nhà.
Các thành tựu nghiên cứu khoa học:
- Ông là tác giả và Chủ nhiệm của 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về: (1)“Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục giai đoạn (2017- 2025) và (2) “Nghiên cứu mô hình tập đoàn kinh tế Nhà Nước ở Việt Nam đến năm 2020". Đồng thời là Chủ nhiệm 05 đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và tương đương khác có giá trị
- Về thành tích khen thưởng
- Ông đã được Thủ Tướng Chính Phủ tăng bằng khen năm 2010 và băng khen của Đảng Uỷ khối cơ quan Trung ương vào năm 2016.
- Được Liên hiệp các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật tinh Hải Dương đưa vào danh sách 347 Lãnh Đạo và trí thức tiêu biểu trong cuốn Lãnh đạo tri thức tiêu biểu của tỉnh Hải Dương giai đoạn (1930-2020).“Tại trang 168 nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật"
Chú Thích: Ông GS - TS Phạm Quang Trung là con trai của PGS - TS Phạm Đức Thành, người thuộc họ Phạm thôn Hòa Loan
Số ĐT liên hệ: 0913212887
6. Người thứ ba cũng sinh ra tại thôn Hòa Loan, đó là Trung Tướng - PGS - TS Bùi Xuân Sơn
- Ông Sinh ngày: 20 tháng 6 năm 1956
- Quê quán: thôn Hòa Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang,tỉnh Hải Dương
- Qúa trình công tác
- Ông tham gia công tác từ năm 1974. Từ năm 1988 - 1994, đã từng kinh qua các chức vụ như: Phó Trưởng phòng; Trưởng phòng tổng hợp Bộ Nội Vụ. Năm 1994 được bổ nhiệm Phó Vụ Trưởng Vụ Kế Hoạch Tổng Hợp Bộ Nội Vụ.
- Từ năm 2004 - 2009 ông chuyển công tác sang ngành Công an và được bổ nhiệm là Vụ Trưởng Vụ Tài Chính Bộ Công an. Từ năm 2010 - 2017 được bổ nhiệm làm Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Hậu cần - Bộ Công an Nhân dân.
Ông được phong quân hàm Thiếu Tướng vào năm 2007 và Trung Tướng vào năm 2013
- Ông bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ - Chuyên ngành Kinh tế tại Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân - Hà Nội và được Hội đồng khoa học Nhà nước phong hàm Phó Gíao Sư vào năm 2015. Ông thông thạo các ngoại ngữ như tiếng Anh và tiếng Nga
- Chức vụ trước khi nghỉ hưu: Nguyên Trung Tướng - Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Hậu Cần - Bộ Công An. Hiện nay ông đang sinh sống cùng với gia đình tại Quận Ba Đình - Hà Nội
Các công trình nghiên cứu khoa học
- Ông là tác giả của 2 cuốn sách; (1)'Một số vấn đề về đổi mới công tác tài chính, tài sản trong Công an nhân dân", xuất bản năm 2010. (2)“ Hoàn thiện chính sách tài chính đối với nghành Công an nhân dân Việt Nam, và những vấn đề lý luận và thực tiễn", xuất bản năm 2012. Ngoài ra ông còn là Chủ biên tập của 08 cuốn sách về“ Lý luận hậu cần Công an nhân dân" được đưa vào bộ sách nghiên cứu của ngành CAND
Qúa trình công tác ông đã có nhiều thành tích đóng góp cho Đảng - Nhà nước và lực lượng Công an Nhân dân. Ông đã được nhà nước trao tặng: Huân chương Quân Công hạng ba; Huân chương Chiến Công hạng nhì; Huân chương Bảo Vệ Tổ Quốc hạng nhất - Nhì - Ba; Huy chương vì sự nghiệp bảo vệ An Ninh Tổ Quốc hạng nhất - nhì - ba. Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng và nhiều danh hiệu khác
Vợ ông cũng tham gia lực lượng CAND, chức vụ Đại tá - Phó cục Trưởng cục truyền thông CAND - Bộ Công an; Phó giám đốc kênh truyền hình ANTV và Bà đã từng giữ các chức vụ như: Phó trưởng ban biên tập truyền hình CAND - Cục công tác chính trị; Trưởng phòng Hậu Cần Kỹ Thuật; Trưởng phòng Hậu cần; Phó giám đốc Trung Tâm Phát thanh và Truyền hình CAND.vv.
Chú thích: “Bố đẻ của Ông Bùi Xuân Sơn là em con ông Chú, con Bác của cụ Bùi Xuân Thịnh và cụ Bùi Xuân sáng, người thôn Hòa Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương"
Số Điện thoại liên hệ:
7. TS - Vũ Kim Cầu
- Ông sinh ngày 08 tháng 10 năm 1941
- Quê quán: thôn Hòa Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
- Ông tốt nghiệp Đại học năm 1965 tại Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, Ông đã bảo vệ luận án Tiến Sỹ - Chuyên ngành Sinh học năm 1975 khi 34 tuổi tại Viện Hàn Lâm Khoa Học - Hungary
- Đảng viên ĐCSVN - Huy Hiệu 55 tuổi đảng, đã có nhiều năm tham gia Cấp Uỷ và Bí thư Cấp Uỷ cơ quan
Qúa trình công tác và các chức vụ đã qua: Ông được bổ nhiệm Trưởng phòng đào tạo Bộ thủy sản giai đoạn 1978 - 1980; Trưởng Pi lot Nghiên cứu và sản xuất các Chế phẩm sinh học thuộc Viện Khoa Học Việt Nam
- Tiến Sỹ - Nghiên cứu viên chính tại Viện Công Nghệ Sinh Học thuộc Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam
- Cố vấn Khoa học Viện hàm lâm Khoa học Cu Ba các năm 1988 - 1989
- Cộng tác viên khoa học; Giáo Sư thỉnh giảng tại Trường Đại học SZENT ISTVAN UNIVRSITT - BDAPEST- Hungari giai đoạn từ 1991 - 2001- kiêm Phó Chủ Tịch hội người Việt Nam tại Hungary
Hiện nay ông đã nghỉ hưu và sinh sống cùng gia đình tại thành phố Hà Nội. Đồng thời tiếp tục tham gia công tác xã hội là Uỷ Viên ủy ban kiểm tra Hiệp Hội Nuôi Biển Việt Nam.
Chú thích: Ông Vũ Kim Cầu là anh em con Chú Con bác với Ông Vũ Kim Lễ (tức Ông Lễ Hảo) là con cháu trong nội tộc thuộc gành 2 chi 5 Họ Vũ Kim thôn Hòa Loan, xã Nhăn Quyền
8. Vài nét giới thiệu về PGS -TS Bùi Đức Chính - Giảng viên cao cấp giảng dạy Bộ môn Công trình Giao thông đô thị và Công trình thủy, Khoa Công trình, Trường Đại học Giao thông vận tải.
- Ông sinh ngày 01 tháng 11 năm 1957
- Quê quán: thôn Hòa Loan, xã Nhân Quyền, Huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Sơ lược về quá trình công tác của Ông Bùi Đức Chính
Thủa nhỏ sống với bố mẹ và đi học cấp 1, cấp 2 tại xã Nhân Quyền. Năm 1971, học lớp 8 ở Trường cấp III Bình Giang tại Kẻ Sặt (khóa 1971 - 1974).
- Năm 1977 thi đỗ Trường Đại học Giao thông Hà Nội, theo học lớp Cầu Hầm K18, khoa Công trình. Năm 1982 ra trường về công tác nghiên cứu tại Viện Kỹ thuật giao thông, nay là Viện Khoa học và Công nghệ GTVT (Bộ Giao thông vận tải).
- Năm 2003, bảo vệ thành công Luận án Tiến sỹ - kỹ thuật về đề tài: “Áp dụng dịnh học công trình và tin học đánh giá kết cấu nhịp đơn giản cầu bê tông cốt thép trên đường ô tô" và được nhận học vị Tiến sỹ - kỹ thuật chuyên ngành Cầu Hầm.
- - Năm 2010 được Hội đồng khoa học nhà Nước phong học hàm Phó Giáo sư ngành Giao thông vận tải. Khi công tác tại Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, Ông đã được bổ nhiệm các chức vụ: Phó Trưởng phòng Giao thông đô thị và địa phương (2000 - 2004); Trưởng Phòng Công Trình Ngầm (2004 - 2006); Trưởng Phòng Kế Hoạch Quản Lý Khoa Học và Hợp tác Quốc Tế (2007 - 2011) của Viện.
- Từ giữa năm 2011 là Giảng viên cao cấp giảng dạy bộ môn Công trình Giao thông đô thị và Công trình thủy, Khoa Công trình, Trường Đại học Giao thông vận tải.
- Năm 2017 theo đề nghị của Trường Đại học Giao thông vận tải, Ông đã tiếp tục tham gia giảng dạy đến cuối năm 2020. Nghỉ hưu vào đầu năm 2021 tại Hà Nội. Hiện nay Ông và gia đình đang sinh sống tại Phòng B23.04 The Zei, 8 Lê Đức Thọ, Phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Các công trình nghiên cứu chính, ông đã thực hiện khi công tác ở Viện Khoa học và Công nghệ GTVT và Trường Đại học Giao thông vận tải là:
(1). “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong theo dõi tình trạng công trình (Structural Health Monitoring - SMH) phục vụ quản lý khai thác các công trình cầu, hầm ở Việt Nam". (2) “Nghiên cứu vật liệu và công nghệ mới trong xây dựng công trình cầu và công trình ngầm ở Việt Nam. (3) “Tham gia hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn thiết kế, thi công và bảo trì các công trình giao thông ở Việt Nam"
- Ông Là Chủ nhiệm và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu Khoa học cấp Nhà Nước, cấp Bộ trọng điểm và cấp Bộ. Đã viết và công bố trên 40 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí Khoa học Chuyên ngành có uy tín, báo cáo và đăng trong tuyển tập các Hội nghị khoa học Quốc tế và Hội nghị khoa học chuyên ngành trong nước.
- Tham gia trực tiếp hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh và hướng dẫn thành công nhiều luận văn Thạc sỹ - kỹ thuật của ngành GTVT
Chú thích: “Ông Bùi Đức Chính là con trai lớn của hai cụ Bùi Công Chung và cụ bà Vũ Thị Hảo" thôn Hòa Loan, xã Nhân Quyền
9. Khi đồng nghiệp, ban bè nói về Tiến sỹ - Vũ Thị Lợi - Chuyên ngành Ngân Hàng, hẳn ai cũng biết đến một chuyên gia rất giầu kinh nghiệm trong lĩnh vưc giảng dạy và làm quản lý chuyên ngành ngân hàng cho nhiều trường Đại học như: Đại Học Quốc gia Hà Nội; Đại học Công Đoàn; Đại Học Dân lập Kinh doanh công nghệ; Các Trường Đại học Dân lập khác như: ĐH Phương Đông, Đông Đô, Nguyễn Trãi, Phú Xuân (Huế). Học viện Tài chính Ngân Hàng Hà Nội..vv.
- Bà sinh ngày: 02 tháng 9 năm 1953, tại xã Vĩnh Chân, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
- Quê quán: thôn Hòa Loan, xã. Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Nơi đăng ký HKTT và chỗ ở hiện nay Nhà 36 ngõ 53 đường Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu giấy, Thành phố Hà nội
Về quá trính đào tạo & công tác chuyên môn
Bà đã theo học hệ Chính quy, tập trung khóa 9 Đại học Tài Chính Kế Toán, tại trường Đại Học Tài chính Kế Toán nay là Học Viện Tài chính, Ngành học: “Tiền tệ - Tín dụng - Ngân Hàng", Tốt nghiệp ra trường năm: 1976
- Bà nghiên cứu và bảo vệ luận án Tiến sỹ năm 2003 với đề tài“ Hoàn thiện cơ chế điều hòa vốn trong thị trường liên ngân hàng" - Chuyên ngành: Tài chính -Tín dụng - Lưu Thông -Tiền tệ, tại Học Viện Tài Chính
- Bà rất thông thạo các ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Nga
- Từ năm 1976 đến 1998 là Giảng viên - Phó Chủ Nhiệm bộ môn; Từ năm 1999 giữ chức Trưởng khoa Tài Chính kế toán tại Học Viện Ngân Hàng cho đến tháng 10 năm 2008, nghỉ hưu
Các đề tài nghiên cứu khoa học đã tham gia:
- Bà đã là Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học Viện về“ Gỉai pháp nâng cao hiệu quả phối hợp hai công cụ tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam" vào năm 2004"
- Tham gia thành viên nghiên cứu 3 đề tài cấp ngành: (1)“Vận dụng nghiệp vụ để thực hiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam" vào năm 2001. (2)“ Cơ chế điều hành lãi xuất thị trường tiền tệ của ngân hàng TW: Định hướng và giải pháp cho những năm trước mắt" năm 2025. (3) “Gỉai pháp phối hợp giữa chính sách tiền tệ và quản lý nợ công ở Việt Nam" năm 2007
Viết và cho công bố nhiều tài liệu khoa học trên các tạp chí khoa học chuyên ngành như: (1)“ Tiền mặt - lạm phát và hoạt động thanh toán" đăng trên Tạp chí Ngân hàng ( số 6) năm 2000"; (2)“ Hệ thống thanh toán liên Ngân hàng là điều kiện phát triển thị trường liên Ngân hàng ở Việt Nam số(1)" năm 2002; (3) “Về phát triển chứng chỉ ở Việt Mam số (8)" năm 2002; (4)“Khả năng điều hành và kiểm soát lãi xuất của NHNN Việt Nam; Hội thảo chính sách lạm phát mục tiêu học viện Ngân hàng tổ chức năm 2005"; (5) “Nâng cao vai trò của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế tại Hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu của NHNN Việt Nam nằm trong dự án hỗ trợ Việt Nam hội nhập quốc tế FSP2000 - 148 tổ chức tại Pres Club tại 59A Lý Thái Tổ, ngày 11-12 tháng 1 năm 2007..VV.
Bà đã viết và 6 cuốn Sách và gửi đăng tại Nhà xuất bản tài chính và Nhà xuất bản thống kê như: (1)“Quản lý kinh doanh tiền tệ" năm 1999; (2)“ Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương" năm 2000; (3)“ Nghiệp vụ ngân hàng trung ương" năm 2003; (4) “Nghiệp vụ thanh tra kiểm soát quỹ tín dụng nhân dân" năm 2004; (5)“ Lý thuyết tài chính tiền tệ" năm 2013; (6)“ Nghiệp vụ ngân hàng thương mai" năm 2014 vv.
Chú thích: “Bà Vũ Thị Lợi có bố mẹ để là người gốc thôn Hòa Loan, Bố của Bà là cụ Vũ Đình Khái, chú ruột của Ông Vũ Đình Can; Mẹ đẻ của bà là Cụ Vũ thị Nhẫn là con gái của dòng họ Vũ Văn thôn Hòa Loan"
- Điện thoại liên hệ: 0912500557; Địa chỉ mail: vuthiloivn@gmail.com
10. Một nhà khoa học tiêu biểu khác quê gốc Hòa Loan đó là PGS - TS Vũ Đình Oánh
- Ông sinh năm 1963
- Quê quán thôn Hòa Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Ông được biết đến là một học viên xuất sắc của học Viện An Ninh Nhân Dân. Sau khi ra trường ông được giữ lại làm Giảng viên tại Học Viện. Trong quá trình nghiên cứu, học tập và giảng dạy, ông tiếp tục nghiên cứu và bảo vệ luận văn Thạc Sỹ, Rồi luận án Tiến sỹ - Chuyên ngành về An Ninh vào năm 2010. Với những cống hiến cho nhà trường và ngành, ông đã được Hội đồng khoa học Nhà Nước phong Hàm Phó Giáo Sư vào năm 2014
Qúa trình công tác nghiên cứu và giảng dạy:
Ông đã được bổ nhiệm giữ các chức vụ như: Phó Trưởng Khoa Nghiệp Vụ Cơ Bản; Trưởng khoa Lý Luận Chính Trị; Gíam đốc Trung tâm Nghiên Cứu các vấn đề về An Ninh Quốc gia
Ngoài thực hiện chức năng quản lý và nghiên cứu, ông đã được cử đi học tập, nghiên cứu và tập huấn các lớp ngắn hạn chuyên ngành về nghiệp vụ tại APCSS - Hawaii - Hoa Kỳ; Chuyên tu tiếng Nga và tại Nga; Các lớp học tại học viện An ninh nhân dân; Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Đồng thời ông tiếp tục học Văn bằng hai tiếng Anh tại Trường Đại học ngoại ngữ Hà Nội
Trong quá trình công tác với cương vị quản lý, nghiên cứu và giảng dạy, ông đã để lại nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp trường về lĩnh vực An Ninh Trật tự có giá trị được Hội đồng khoa học các cấp đánh giá rất cao.
Chức vụ công tác hiện nay: - Ông được phong quân hàm Đại tá - Trưởng khoa Quản Lý Nhà Nước về An Ninh Trật Tự - Học Viện An Ninh Nhân Dân
Ông và Gia đình có hộ khẩu thường trú tại : số 7- nhà C2 - Khu C tập thể Học Viện An Ninh Nhân Dân, Thành phố Hà Nội
Chú thích: “Ông Vũ Đình Oánh có Ông nội là cụ Vũ Đình Di, bố đẻ là Cụ Vũ Đình Hòa thuộc họ nội tộc Vũ Đình thuộc chi của gia đình Ông Vũ Đình Can, thôn Hòa Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang Tỉnh Hải Dương"
Điện thoại liên hệ ; 0913097029 ; Địa chỉ Email:Vhsonmaui@gmail.com
11. Một nhân vật tiếp theo người gốc Hòa Loan tôi xin giới thiệu: Tiến sỹ - Thượng Tá Quân đội - Bùi Xuân Phương
- Ông sinh ngày: 16 tháng 05 năm 1970
- Quê quán: thôn Hòa Loan, Xã Nhân Quyền, Huyện Bình Giang, Tỉnh Hải Dương;
- Ông sinh ra trong một gia đình giầu truyền thống văn hóa và hiếu học. Bố để là Đảng viên ĐCSVN - Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. Trong gia đình các Con đẻ, con dâu, con rể có 12 người, thì tất cả đều có trình độ đại học, trong đó có 4 Thạc sỹ và 1 Tiến sỹ; Các anh, em trong gia đình đều là những công dân tốt có địa vị trong xã hội, có người là sỹ quan cao cấp trong nghành Công an, Quân đội, có người giữ cương vị là Bí thư, Chủ tịch huyện, Giám đốc sở Nội vụ tỉnh Hải Dương. Các cháu trong gia đình có 23 người cũng đều là công dân tốt, trong đó có 17 Kỹ sư, cử nhân, 03 Thạc sỹ, 01 Tiến sỹ.
Qúa trình công tác đã qua:
- Ông đã Tốt nghiệp Đại học tại trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội; Bảo vệ luận văn Thạc sỹ -“Chuyên ngành Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp bọ xít hại lúa". Bảo vệ luận án Tiến sỹ: “Chuyên ngành Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái ong kí sinh trứng bọ xít hại lúa" vùng Hà Nội và phụ cận. Được BQP công nhận: “Nghiên cứu viên chính vào năm 2011"
- Chức vụ công tác hiện nay: Thượng tá - Phó Viện Trưởng - Bí thư Đảng uỷ Viện Sinh Thái Nhiệt Đới - Trung Tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Bộ Quốc Phòng
- Chỗ ở hiện nay: Tổ 2, Cụm 1, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Các hoạt động Nghiên cứu khoa học:
- Ông đã tham gia 12 đề tài nghiên cức khoa học, trong đó có 04 đề tài cấp Nhà nước; 05 đề tài nghiên cứu cấp bộ và 03 đề tài nghiên cức cấp cơ sở. Đặc biệt trong đó nhiều đề tài ông giữ ở cương vị Chủ Nhiệm và Phó Chủ Nhiệm
- Ông là người đã trực tiếp hướng dẫn tốt nghiệp cho 07 sinh viên làm luận văn tốt nghiệp Đại học. Hướng dẫn làm luận văn bảo vệ Thạc sỹ cho 03 sinh viên và đã trực tiếp hướng dẫn luận án Tiến sỹ cho một sinh viên. Trong số các sinh viên được ông trực tiếp hướng dẫn đều đạt loại giỏi và xuất sắc.
- Ông đã tham gia cùng nhóm tác giả nghiên cứu và biên soạn nhiều tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học. Trong đó có 02 Tuyển tập về ngành sinh thái đã được đăng gửi cho nhà xuất bản Quốc tế như: WWF của Indonesia và một số nhà xuất bản khác. 03 tuyển tập khoa học gửi cho báo Nông nghiệp Việt Nam; Và 01 bài cho nhà xuất bản của Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga vv.
Ông đã có 56 bài báo khoa học đã được đăng tải và công bố, Trong đó có (15 bài báo quốc tế ISI, Scorpus), và (41 bài báo đăng trên các tạp chí uy tín trong nước). Ông biết nhiều thứ ngoại ngữ, trong đó 2 ngoại ngữ có thể nói, viết và thuyết trình trong các diễn đàn hội thảo khoa học đó là tiếng Anh và Nga. Ngoài ra ông cũng là người nhiều lần được cử đi đào tạo ngắn hạn; Hội thảo khoa học; Thăm quan học tập kinh nghiệm tại các nước Cộng hòa Liên Bang Nga - Na Uy - Bosnia và Herzegovina vv.
Về khen thưởng: Trong quá trình công tác ông đã được đơn vị và Bộ QP tặng Huy chương chiến sỹ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba; 03 bằng khen của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga. Có 06 lần đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga và nhiều bằng khen và giấy khen các loại
Chú Thích: “Ông Bùi Xuân Phương là con trai thứ 5 của 2 Cụ Bùi Xuân Nghãi và Cụ Bà Vũ Thị Nhu thôn Hòa Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương"
- Điện thoại : 091.217.5528; Địa chỉ mail: buiphuongstmt@gmail. Com
12. Mỗi khi nói về Tiến sỹ trẻ - Vũ Văn Tuyển - Trưởng Bộ môn Kết cấu tàu & Công trình nổi - Khoa Đóng tàu, Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam. Bạn bè đồng nghiệp đều biết đến một tấm gương học tập, trau dồi kiến thức và đam mê nghiên cứu khoa học. Anh còn là một người có kết quả thành công từ khi tuổi đời còn rất trẻ.
- Anh sinh ngày 07 tháng 05 năm 1984
- Quê quán: thôn Hòa Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Anh sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống hiếu học. Các Bác, Bố đẻ, các Cô, các Chú trong gia đình cơ bản đều được ăn học và trưởng thành. Nhiều người là giáo viên, là cán bộ công chức, viên chức hoạt động trong các cơ quan nhà nước. Đặc biệt có các Anh, chị và các em con Chú, con Bác trong gia đình hiện nay hầu hết đều được học qua chương trình Đại học, nhiều người (6 người) học Cao học và tham gia vào các vĩnh vực công tác là: Giáo viên giảng dạy trong các trường phổ thông và trung học cơ sở; Giám đốc Trung tâm giáo dục và hướng nghiệp dạy nghề cấp huyện; Cán bộ cao cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, và Cán bộ Công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước vv.
Bản thân Anh là người có tố chất thông minh từ nhỏ, cộng với sự dậy dỗ và quan tâm của gia đình và nhà trường, do vậy trong suốt quá trình học, anh luôn đạt thành tích cao, là học sinh giỏi trong các cấp học phổ thông. Sau khi học hết phổ thông, anh thi đỗ vào Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Tại đây trong quá trình nghiên cứu và học tập, anh luôn đạt là một sinh viên khá giỏi được tham gia vào nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyên môn của Khoa và Nhà trường.
Về quá trình công tác:
Sau khi ra trường với tấm bằng giỏi anh được giữ lại làm giảng viên, giảng dạy tại Khoa Đóng tàu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Trong quá trình công tác tại trường, anh đã được tham gia nhiều chương trình đào tạo nâng cao về nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, chuyên môn. Năm 2014, anh đã bảo về thành công đề tài Thạc sỹ - Chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
Tháng 9 năm 2015, anh đã trúng tuyển kỳ sát hạch và được cấp học bổng theo chương trình tài trợ hợp tác quốc tế của Thụy Sỹ đi nghiên cứu sinh tại Viện giao thông - Trường Đại học Công nghệ Vũ Hán Trung Quốc. Sau hơn 3 năm nghiên cứu và học tập, tháng 5 năm 2018 Anh đã bảo vệ thành công xuất sắc luận án Tiến sỹ - Chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy & Công trình đại dương. Khi tuổi đời còn rất trẻ
Sau khi trở lại trường, anh được bổ nhiệm chức vụ Phó Trưởng Bộ môn (tháng 9 năm 2019) và Trưởng bộ môn Kết cấu tầu & Công trình nổi - Khoa đóng tàu, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (tháng 11 năm 2021). Với những công việc Quản lý bộ môn; Gỉang dạy; Cố vấn chuyên môn; Nghiên cứu khoa học; Viết giáo trình giảng dậy v.v.
Về các đề tài và công trình nghiên cứu khoa học:
Trong quá trình công tác tại trường từ năm 2007 đến nay, anh đã xuất bản 01 giáo trình phục vụ giảng dạy chuyên môn; Tham gia 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Thành phố Hải Phòng
- Chủ nhiệm 07 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường; Tham gia đồng tác giả 06 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường khác
Bên cạnh việc viết giáo trình, tham gia nghiên cứu khoa học tại trường, Anh còn tham gia tích cực vào các hoạt động nghiên cứu và đã trực tiếp Chủ biên và cho đăng công bố 04 bài báo Quốc tế, trên các tạp chí nổi tiếng thuộc danh mục ISI, Scopus. Chủ biên 04 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước, có uy tín được Hội đồng giáo sư nhà nước công nhận và tính điểm. Tham gia cộng tác cùng với một số thành viên trong và ngoài trường, nghiên cứu và công bố nhiều công trình khoa học khác được hội đồng khoa học nhà trường và các đơn vị hợp tác đánh giá rất cao
Về khen thưởng:
Trong quá trình công tác với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, anh đã được tặng thưởng nhiều bằng khen của Nhà trường, Thành phố Hải Phòng, cụ thể: Năm 2018 Giấy khen Tốt nghiệp nghiên cứu sinh loại xuất sắc của Trường Đại học Công nghệ Vũ Hán - Trung Quốc. Năm 2019 đạt Giải khuyến khích Hội thi sáng tạo kỹ thuật thành phố Hải Phòng lần thứ 2. Năm 2019 Giấy khen của Hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Bốn năm liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở các năm học “2013-2014; 2018-2019; 2019-202; 2020-2021"
Với những thành tựu anh đã nghiên cứu và cống hiến cho nhà trường, quả thật là rất đáng ngưỡng mộ. Với niềm đam mê và sức sáng tạo sẵn có và lỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của bản thân, chắc chắn anh còn tiếp tục cống hiến, vươn cao và vươn xa hơn nữa trên con đường nghiên cứu khoa học và công tác của mình
Chú Thích: 'Anh Vũ Văn Tuyển là con trai thứ hai của Ông Vũ Văn Thành và Bà Nguyễn Thị Khuy thôn Hòa Loan, xã Nhân Quyền"
Số ĐT liên hệ: 0904636770; Địa chỉ Mail: vuvantuyen@gmail.com
13. Một tài năng còn rất trẻ khác là người Hòa Loan: Tiến Sỹ trẻ - Bùi Bảo Trung
- Anh Sinh ngày 6 tháng 11 năm 1989, Nơi sinh là Xã Vĩnh Chân, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
- Quê quán: thôn Hòa Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương; Nơi sinh là Xã Vĩnh Chân, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
- Anh đã bảo vệ thành công luận án Tiến Sỹ - Chuyên nghành luật vào năm 2020 khi mới 31 tuổi
- Hiện nay Anh đang công tác là Giảng viên - khoa luật thuộc Học Viện Cảnh Sát Công An Nhân Dân
- Chỗ ở hiện nay: Quận Ba Đình - Thành Phố Hà Nội
Với tài năng trẻ đã sớm được phát lộ và công tác ở trong một môi trường thuận lợi như hiện nay, chúng ta có thể hy vọng anh còn có thể phát triển và tiến xa hơn trên cương vị công tác của mình.
Chú thích: Anh Bùi Bảo Trung là con trai của Trung Tướng - PGS - TS Bùi Xuân Sơn, người thuộc dòng họ Bùi Xuân thôn Hòa Loan, xã Nhân Quyền
14. Vài nét giới thiệu khái quát về Tiến sỹ trẻ - Vũ Thị Duyên - Giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh.
- Chị sinh ngày 22 tháng 09 năm 1989; Quê quán: thôn Hòa Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Sơ lược về quá trình học tập và đào tạo - Từ năm 1995 đến năm 2007: Chị tham gia học tập tại Trường Tiểu học - THCS - Nhân Quyền và THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Từ năm 2008 – 2012, học Đại học tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - Chuyên ngành Kế toán. Sau khi ra trường, chị được tuyển vào giảng dạy tại bộ môn Kế toán, khoa Kinh tế Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh. Trong quá trình giảng dạy và công tác tại đây, chị đã phấn đấu Bảo vệ luận án Thạc sỹ- Chuyên ngành Kế toán vào cuối năm 2015
- Từ năm 2017- 2023 Chị được cử đi nghiên cứu sinh - Chuyên ngành Kinh tế tại Liên Bang Nga theo chương trình học bổng thuộc hiệp định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Sau gần 6 năm nghiên cứu và học tập, Chị đã bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ ngày 19 tháng 04 năm 2023 tại Trường Đại học Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia MISIS - Mátx- cơ - va, Liên bang Nga về đề tài “Hình thành định hướng chiến lược nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác than VINACOMIN (Việt Nam)" và được công nhận học vị Tiến sỹ - kinh tế.
Các công trình nghiên cứu chính đã được công bố
- Chị đã tham gia báo cáo các đề tài nghiên cứu bằng tiếng Nga - Việt tại 06 hội nghị khoa học quốc tế và chuyên ngành tại Nga và Việt Nam; Đã viết và cho công bố 12 bài báo tiếng Nga - Việt trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín. Đặc biệt chị đã viết và cho đăng 01 bài báo trên tạp chí khoa học thuộc hệ thống ISI, 04 bài trên tạp chí khoa học thuộc danh sách VAK thuộc (Ủy ban chứng thực cấp cao của Bộ Giáo dục và Khoa học Nga), 02 bài trong hội nghị khoa học quốc tế.
- Ngoài ra chị cho đăng tải nhiều bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học như: “01 bài báo trong hội nghị khoa học và công nghệ Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh; 01 bài trên tạp chí Công thương Việt Nam; 01 bài báo trong Hôi Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam; 01 bài báo trong tập san Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh và 01 bài trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ QUI Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh".
Cùng với đó chị còn tích cực tham gia đồng tác giả của nhiều đề tài Nghiên cứu khoa học đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế và trong nước như: Tuyển tập các bài báo khoa học Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ XII. Ngày 23-24 tháng 12 năm 2021; Tuyển tập các bài báo khoa học của Hội nghị khoa học và thực tiễn quốc tế lần thứ IX của Các nhà khoa học trẻ ngày 17 tháng 2 năm 2022 ; Tuyển tập bài báo khoa học Hội nghị khoa học kỹ thuật toàn quốc ngành mỏ. Ngày 30 tháng 9 năm 2022; Tạp chí Khoa học và Công nghệ QUI. Số 01. 2023.VV.
Chú Thích: Chị Vũ Thị Duyên là con gái thứ tư của Ông Vũ Đình Thiện và Bà Vũ Thị Cảnh, thôn Hòa Loan, xã Nhân Quyền
Đỉa chỉ liên hệ: số ĐT: 0868548728; Địa chỉ Email :duyenvuqui@gmail.com
15. Người thứ 12 thôn Hòa Loan mà tôi muốn giới thiệu Tiến Sỹ trẻ - Nguyễn Hùng Cường - Trưởng Khoa Kỹ thuật công nghệ, Trường Đại Học Hùng Vương, Tỉnh Phú Thọ
- Anh Sinh ngày 20 tháng 9 năm 1986 tại Việt Trì, tỉnh Phú Thọ;
- Quê quán Hòa Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang Tỉnh Hải Dương
Anh sinh ra trong một gia đình có bố và mẹ đều là viên chức nhà nước. Bố đẻ của anh là ông Nguyễn Văn Hải - Giám đốc Làng trẻ em SOS Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và Mẹ anh là bà Phạm Thị Lan Anh, giáo viên,Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ.
Qúa trình học tập và công tác
Thừa hưởng những truyền thống của gia đình và Bố Mẹ, anh có học lực rất đáng ngưỡng mộ từ thời phổ thông. Liên tục theo học tại các trường trọng điểm của thành phố và của tỉnh như : Trường Tiểu học Dệt; trường Trung học cơ sở chuyên 2 thành phố Việt Trì; trường Trung học phổ thông chuyên Hùng Vương tỉnh Phú Thọ. Trong quá trình học tập, anh có một số thành tích nổi bật như vào đội tuyển cấp tỉnh tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, á khoa kỳ thi Đại học năm 2004 của tỉnh Phú Thọ với số điểm 29 (chưa kể điểm ưu tiên).
Sau khi thi đỗ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2004, anh theo học và trưởng thành tại đây và lần lượt nhận bằng Kỹ sư Khoa học máy tính năm 2009; Bảo vệ luận văn Thạc sỹ - Chuyên ngành Công nghệ thông tin vào năm 2011, sau khi hoàn thành khóa học Thạc sỹ, anh về công tác tại trường Đại học Hùng Vương từ tháng 2/2011. Trong quá trình tham gia giảng dạy tại nhà trường, Anh tiếp tục nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án Tiến Sỹ - Chuyên ngành Kỹ Thuật Phần Mềm tại trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội vào năm 2015.
Trải qua quá trình phấn đấu từ Giảng viên, Phó trưởng bộ môn, Phó trưởng khoa, tháng 12/2016 anh chính thức nhận nhiệm vụ Bí thư Chi bộ, Trưởng khoa Khoa Kỹ thuật - Công nghệ, trường Đại học Hùng Vương. Qua nhiều năm dưới sự điều hành của anh, khoa Kỹ thuật - Công nghệ đã vươn mình phát triển vượt bậc, trở thành khoa có quy mô đứng thứ ba toàn trường, đóng góp rõ nét vào sự phát triển của trường Đại học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ
Về thành tích trong nghiên cứu khoa học:
Anh đã tham gia các đề tài nghiên cứu như: Chủ biên một số đề tài Nghiên cứu khoa học cấp trường. Công bố 6 bài báo trên các tạp chí quốc tế có uy tín trong danh mục SCI/Scopus.
Nhiều năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Giải Nhì Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Phú Thọ năm 2019.
Trong quá trình sinh sống, học tập và làm việc, anh luôn cố gắng trở thành một người công dân tốt, có ích cho xã hội. Anh luôn nhớ đến quê hương của bà nội mình tại thôn Hòa Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Chú Thích: Anh Nguyễn Hùng Cường là con trai của Ông Nguyễn Văn Hải và Bà Phạm Thị Lan Anh, người quê gốc Hòa Loan. Bà nội Anh là gái họ Vũ Văn thôn Hòa Loan, là Cô ruột của Ông Vũ Văn Thành thôn Hòa Loan, xã Nhân Quyền
ĐT Liên hệ: 0912595102. ĐC Mail: cuongnh86@gmail.com
Khi nói đến Đan Loan, mỗi chúng ta đều có chung một cảm nhận về một vùng đất giàu có về kinh tế - hiếu học xưa và hôm nay vẫn luôn giữ được những truyền thống quý báu đó, giữ gìn được nét thuần phong mỹ tực của ông cha để lại. Mảnh đất Đan Loan xưa đã sinh ra 07 tiến sỹ thời nho học và danh nhân văn hóa Phạm Đình Hổ. Truyền thống đó ngày nay được các thế hệ con cháu tiếp bước và phát huy. Đan Loan ngày nay là một thôn nhỏ trong xã nhưng lại là thôn xuất hiện nhiều tri thức trẻ nhất, có rất nhiều người đã đỗ đạt thành tài ở trong và ngoài nước. Một ngôi làng nhỏ bé bình yên nhưng tiềm năng kinh tế và tri thức nơi đây lại không hề nhỏ. Trong số 29 trí thức tiêu biểu của xã Nhân Quyền mà tôi đã kể tên thì thôn Đan Loan có tới 14 người. Trong số ấy nhiều người đã và đang tham gia giảng dạy trong các trường Đại học và các viện nghiên cứu ở các nước có nền giáo dục đứng hàng đầu trên thế giới, có 02 người đã được phong hàm PGS. Và dưới đây, tôi xin giới thiệu một vài nét khái quát về những con người như thế.
16. PGS - TS Phạm Đình Thiết
- Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm1943
- Quê quán thôn Đan Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
- Ông là PGS - TS - Chuyên viên cao cấp gạo cội công tác tại Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách giáo khoa về Vật Lý; Hóa Học; và nhiều cuốn sách tham khảo có giá tri. Tiêu biểu như: cuốn “Tò mò Vật lý, Bài tập Vật lý lớp 11-12; Cuốn Hướng dẫn sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy và học Vật lý lớp 11; Hay cuốn “Giảng dạy bằng thiết bị thí nghiệm trong trường phổ thông như thế nào môn Vật lý lớp 11" vv. Hiện đã và đang được đưa vào giáo trình giảng dạy tại các trường Phổ thông trung học và nhiều tài liệu - giáo trình phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy và tham khảo khác có giá trị
Hiện nay Ông đã Nghỉ hưu nhưng vẫn tiếp tục được mời tham gia giảng dạy, nghiên cứu, và cố vấn cho nhiều Trường Đại học trong cả nước. Ông là cháu nội đời thứ 6 của Danh nhân Văn Hóa Phạm Đình Hổ, thuộc chi họcủa Ông Phạm Đình Phúc (Oanh) người thôn Đan Loan, xã Nhân Quyền
17. Bà PGS - TS Phạm Thu Nga
- Bà Sinh ngày 01 tháng 11 năm 1950
- Quê quán thôn Đan Loan , xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
- Năm 1989 Bà đã bảo vệ luận án Tiến sỹ tại viện Vật Lý - Chuyên ngành bán dẫn và điện môi tại trường Đại Học Central Parie Pháp; Được Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ việt Nam Cấp năm 1989. Đồng thời Bà đã được Hội đồng khoa học Nhà Nước phong hàm Phó Giáo Sư vào năm 2002
- Bà tham gia công tác làm Cán bộ khoa học vật liệu thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam từ 1972 cho đến khi nghỉ hưu. Trong quá trình công tác và cống hiến tại viện, Bà được công nhận là Nghiên cứu viên cao cấp, cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy tại Viện Khoa Học và Vật Liệu thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công nghệ Việt Nam
- Năm 2013 đến nay Bà nghỉ hưu và đang tiếp tục tham gia giảng dạy, cố vấn chuyên môn tại Trường Đại học Duy Tân - Hà Nội
- Về thành tựu nghiên cứu khoa học,
- Bà là Chủ nhiệm 04 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước vào các năm 2009 - 2011; 2012 - 2014 và 2015 - 2017 như: (1) Nghiên cứu và sử dụng các chấm lượng từ CdSe/ZnS với các lớp vỏ đã được biến tính làm chất đánh dấu huỳnh quang sinh học phục vụ cho sản xuất & xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp (2009-2011); (2) Nghiên cứu hiệu ứng của các lớp vỏ dầy tới tính chất phát xạ và thời gian sống huỳnh quang của vật liệu quang tử nano compsite trên cơ sở các chấm lượng nhấp nháy “blinking" ( quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia) (NAFOSTED) 2009-2011); (3) Chế tạo và nghiên cứu hiệu ứng của chiều dày lớp vỏ hợp kim trong cấu trúc đa lớp với tính chất quang của nano tinh thể chấm lượng từ (là đơn chất hoặc hợp kim), nhằm ứng dụng trong quang phổ nano ( quỹ NAFOSTED 2012-2014; (4)“Chế tạo và nghiên cứu tính chất quang học của các chấm lượng tử hợp kim trên cơ sở các nguyên tố Cd (Zn). Se và Te nhằm ứng dụng trong pin mặt trời" (Qũy NAFOSTED 2015-2017), và nhiều đề tài nghiên cứu cấp Bộ khác
- Về Khen thưởng:
Bà đã được trao tặng các danh hiệu cao quý như:
- Giải thưởng Khoa học và Công nghệ đối với công trình nghiên cứu cơ bản về Quang Học Vật Rắn của Trung tâm Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ Quốc gia
- Huy chương vì sự nghiệp Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam năm 2003
- Băng khen Nữ tri thức tiêu biểu của Việt Nam giai đoạn (2010-2015)
- Đã được trao Giải thưởng Quốc tế cao quý dành cho các nhà Khoa học Nữ, giải thưởng Kovalepxkaia năm 2016.
- Bà đã được Liên Hiệp các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật tỉnh Hải Dương đưa vào danh sách 347 Lãnh đạo và tri thức tiêu biểu trong cuốn Lãnh đạo và tri thức tiêu biểu của tỉnh Hải Dương gia đoạn (1930-2020) “Tại trang 262 nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật"
Chú thích: “Bà Phạm Thu Nga là con gái của Cụ Phạm Đình Lương (tức cụ Giang), Cụ Lương là Anh trai của cụ Phạm Đình Đương – người thôn Đa Loan, và là Cháu nội của Cụ Phạm Đình Côn"
18. Tiến Sỹ - Phạm Trung Cương
- Ông Sinh ngày 15 tháng 01 năm 1948
- Quê quán thôn Đan Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
- Ông đã bảo vệ luận án Tiến sỹ - Chuyên ngành Công nghệ xây dựng, và sau đó tham gia giảng dạy tại Trường Đại học Maskva thuộc Cộng hòa Liên Bang Nga
- Hiện nay Sau khi nghỉ hưu Ông tiếp tục tham gia làm Phó Tổng Giám Đốc Tập đoàn Tài nguyên; Gíam Đốc Công ty SACOMREAL kiêm Cố vấn cao cấp; Giám đốc chi nhánh Tổng Công ty Tư Vấn Xây Dựng Dân Dụng Việt Nam
Chú thích: “Ông Phạm Trung Cương là con trai của Cụ Phạm Đình Giang (Cụ Giang là anh ruột của Cụ Phạm Đình Đương) Người thôn Đa Loan, xã Nhân Quyền"
19. Tiến sỹ - Phạm Lan Dung
- Bà Sinh ngày 12 tháng 07 năm 1968
- Quê quán thôn Đan Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
- Bà đã bảo vệ luận án Tiến Sỹ - Chuyên ngành ngoại giao tại học Viện Ngoại Giao. Bà đã nhiều năm công tác và đã có những đóng góp rất to lớn cho ngành Ngoại Giao nước nhà
- Hiện nay Bà đang giữ chức vụ Quyền Giám đốc Học Viện Ngoại Giao, Bộ Ngoại Giao Việt Nam, một vị trí rất quan trọng trong lĩnh vực này
Chú Thích: Bà Phạm Lan Dung là con gái của Giảng viên Phạm Tuấn Dương, nguyên là Giảng viên khoa Toán Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Ông là tác giả của 03 tập toán học sơ cấp, Ông là người thường xuyên tham gia đào tạo và bồi dưỡng đội học sinh đi thi toán và Olimpic quốc tế. Ông là em ruột của ông Phạm Duy Đương thôn Đan Loan, xã Nhân Quyền
20. Tiến sỹ - Phạm Hồng Thăng
- Anh sinh ngày: 09 tháng 02 năm 1971
- Quê quán: Thôn Đan Loan, Xã Nhân Quyền, Huyện Bình Giang, Tỉnh Hải Dương
Nơi ở hiện nay tại: Nhà 12, Dãy C1, Tập thể A71 Bộ Công An, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Trình độ đào tạo và các chức vụ công tác đã đảm nhận
- Anh là một tài năng rất trẻ người Đan Loan,Tốt nghiệp Bác sỹ đa khoa năm 1994 tại Trường Đại học y Hà Nội. Tiếp tục theo học văn bàng 2 cử nhân tiếng Anh tại Trường Đại Học Ngoại ngữ Hà Nội năm 1998
- Anh bảo vệ thành công luận án Tiến Sỹ - Y Khoa - về Miễn dịch học HIV tại Viện Karolinska - Thụy Sỹ năm 2011. Tiếp tục sang Anh tu nghiệp và bảo vệ luận văn Thạc Sỹ - Quản trị kinh doanh (MBA), tại Đại Học West of Scotland, Vương quốc Anh vào năm 2017. Hiện nay Anh đang tham gia là Thành viên các tổ chức hội: Ban điều hành Hội phòng chống HIV/AIDS Việt Nam. Thành viên Hội Truyền nhiễm, HIV/AIDS Việt Nam
- Chức vụ công tác hiện nay Anh là Tiến sỹ - Đảng ủy Viên - Trưởng Khoa HIV/AIDS, Viện Vệ Sinh Dịch tễ Trung ương. Số 1 phố Yersin, Hà nội
Những Đóng góp cho sự nghiệm chăm sóc sức khỏe nhân dân và nghiên cứu và đào tạo
- Là một Tiến sỹ khoa học, bác sỹ, nghiên cứu viên có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh HIV/AIDS, đồng nhiễm HIV/HBV/HCV và dịch Covid-19. Có vai trò lớn trong hợp tác với các tổ chức trong nước và Quốc tế, các Trường Đại học như các tổ chức quốc tế WHO, UNAIDS, CDC Hoa Kỳ, Trường đại học ULCA - Hoa Kỳ, Viện Karolinska Thụy Điển, Viện Pasteur Paris...Trực tiếp triển khai hơn 20 đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị thực tiễn cao
- Chủ biên nghiên cứu và cho Công bố 20 bài báo quốc tế, 34 bài báo trên các tạp chí có uy tín trong nước. Tham gia viết 09 cuốn sách chuyên ngành. Đồng thời anh còn Là giảng viên kiêm nhiệm tại Trường Đại học Y- Hà Nội và giảng viên cơ hữu bộ môn tại Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương. Tham gia giảng dạy sau đại học và đã hướng dẫn thành công 02 nghiên cứu sinh và 02 Thạc sỹ, đang hướng dẫn cho 02 nghiên cứu sinh khác. Hàng năm tham gia giảng dạy nhiều lớp tập huấn cho từ 200 - 400 Cán bộ y tế từ các tuyến trong cả nước.
- Có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng và quản lý hệ thống phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189, ISO 17043, kinh nghiệm về vấn đề đảm bảo chất lượng phòng xét nghiệm, ngoại kiểm, nội kiểm, hệ thống thông tin PXN.
- Hiện nay anh là Chuyên gia kỹ thuật của Tổ chức Y Tế thế giới (WHO, Geneva); Chẩn đoán HIV và lựa chọn sinh phẩm chẩn đoán. Tham gia xây dựng và phát triển các hướng dẫn Quốc gia, văn bản pháp quy liên quan đến xét nghiệm HIV, tiêu chuẩn phòng xét nghiệm.VV
- Là chuyên gia của Bộ Y tế tham gia phòng chống dịch Covid-19 tại các nước bạn Lào, Campuchia. Trực tiếp tham gia đoàn cán bộ của bộ Y Tế chống dịch tại các tỉnh Bắc Ninh, Đồng Nai, Bắc Cạn, Thái Bình.
Phần Khen thưởng và các danh hiệu thi đua
- Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở các năm 2012 - 2013 - 2015- 2020; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế năm 2013; Bằng khen của Công đoàn Y tế Việt Nam; Giấy khen của Viện trưởng năm 2014; Giấy khen của Viện trưởng Vì đã có thành tích đột xuất năm 2014 xây dựng PTN đạt tiêu chuẩn ATSH cấp 2.
- 03 Bằng khen Bộ Trưởng Bộ Y tế năm 2015
- Được Bộ Trưởng Bộ Y Tế tặng Kỷ niệm chương năm 2016; Giấy khen của Viện trưởng Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương năm 2018
- 2019 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế trong công tác phòng chống HIV/AIDS; Giấy khen của Viện trưởng Viện VSDT TƯ nhân 75 năm ngày truyền thống
- Năm 2021 được Thủ Tướng Chính Phủ tặng bằng khen; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế; Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vì Có thành tích có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch COVID-19
Chú thích: Anh Phạm Hồng Thăng là Con trai của Ông Phạm Duy Đương và Bà Trần Thị Cổn (thôn Đan Loan
\ ĐT liên hệ : 0977961629 ; Địa chỉ E-mail thanghongpham@yahoo.com
21. Tiến Sỹ - Phạm Thùy Giang
- Chị sinh năm 1981
- Quê quán thôn Đan Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
- Là một người bộc lộ tài năng trẻ, Chị đã bảo vệ thành công luận án Tiến Sỹ - Chuyên ngành Ngôn ngữ học
- Chức vụ công tác hiện nay là giảng viên Trường Đại Học Kiến Trúc - Hà Nội
Chú Thích: Chị Phạm Thùy Giang là con gái Ông Phạm Đình Quảng, Ông Quảng là con Chú, con Bác với ông Phạm Đình Phúc (Oanh) thôn Đan Loan, xã Nhân Quyền
22. Tiến Sỹ - Phạm Trung Kiên
- Anh Sinh năm 1989
- Quê quán thôn Đan Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
- Anh sang Mỹ du học từ nhỏ, tốt nghiệp Phổ thông tại Hoa Kỳ, sau đó tốt nghiệp Đại học EVANSVILLE. Anh tiếp tục nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án Tiến Sỹ - Chuyên ngành - Trái đất và môi trường tại Trường Đại học Clom son Hoa Kỳ - Với đề tài Nghiên Cứu Mô Hình Hóa (Modeling) sự phân tán các chất độc trong lòng đất (đây là học hàm cao nhất tại Mỹ). Với tài năng bẩm sinh và môi trường công tác rất thuận lợi như hiện tại, chắc chắn Anh có rất nhiều cơ hội và năng lực để trở thành một nhà khoa học lớn trong tương lai
Chú thích: “Anh Phạm Trung Kiên là con trai của Ông Tiến Sỹ Phạm Trung Cương người thôn Đan Loan, xã Nhân Quyền"
23. Tiến Sỹ - Phạm Vũ Thạch
- Anh sinh ngày 21 tháng 03 năm 1992
- Quê quán Thôn Đan Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
- Anh đi nghiên cứu sinh tại Thụy Sỹ, tháng 9 năm 2021 anh đã bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ - Chuyên ngành Vật Lý (acoustics) tại Trường Đại học EPFL Thụy Sỹ, “ Swiss federal Institut of Technology Lausanne".
- Hiện nay Anh đang là Giảng viên tham gia giảng dạy tại Trường Đại học EPFL - Thụy Sỹ khi tuổi đời còn rất trẻ. Đây thực sự là một tài năng và niềm tự hào của quê hương Nhân Quyền nói chung và Đan Loan nói riêng
Chú thích: Anh Phạm Vũ Thạch là con trai của PGS - TS Phạm Đình Thiết, Người thuộc dòng họ Phạm quê ở thôn Đan Loan, xã Nhăn Quyền"- 24. Tiến Sỹ - Đào Đức Thụ
- Anh sinh ngày 18 tháng 03 năm 1985
- Quê quán thôn Đan Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
- Mỗi khi nói về Anh, Bạn bè đồng nghiệp đều biết đến một tấm gương học tập, trau dồi kiến thức và đam mê nghiên cứu khoa học. Anh còn là một người có kết quả thành công từ khi tuổi đời còn rất trẻ. Bản thân Anh là người có tố chất thông minh từ nhỏ, cộng với sự dạy dỗ và quan tâm của gia đình và nhà trường, do vậy trong suốt quá trình học, Anh luôn là học sinh giỏi trong các cấp học phổ thông. Sau khi học hết phổ thông, Anh thi đỗ vào trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tháng 9 năm 2003
Hiện nay Anh đang là Trưởng Bộ môn Công nghệ kỹ thuật ô tô - Khoa Ô tô, Trường Đại học Sao Đỏ - Hải Dương.
Về quá trình công tác và các chức vụ công tác đã qua:
Tháng 8 năm 2008, sau khi ra trường, anh được tiếp nhận về làm kỹ sư thiết kế công ty CONTAINER VINASHIN. Đến tháng 9 năm 2009, anh được bổ nhiệm và tham gia giảng dạy tại khoa Ô tô Trường Đại học Sao Đỏ Hải Dương. Trong quá trình công tác tại trường, anh đã được tham gia nhiều chương trình đào tạo nâng cao về nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, chuyên môn.
Năm 2012, Anh đã bảo về thành công luận văn Thạc Sỹ - Chuyên ngành kỹ thuật ô tô và xe chuyên dụng tại Trường Đại học Bách Khoa Hà nội.
Tháng 9 năm 2016, anh đã trúng tuyển và được cấp học bổng của nhà nước theo đề án 911 và đi nghiên cứu sinh ở Trường Đại học INSACentreValde Loire, Cộng Hòa Pháp. Sau 4 năm nghiên cứu và học tập, tháng 10 năm 2020 anh đã bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ - Chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí.
Các thành tựu nghiên cứu khoa học:
Sau khi trở lại trường, anh được bổ nhiệm chức vụ Trưởng Bộ môn - Khoa Ô tô, Trường Đại học Sao Đỏ (tháng 8 năm 2022). Với những công việc Quản lý bộ môn; Giảng dạy; Cố vấn chuyên môn; Nghiên cứu khoa học; Viết giáo trình giảng dậy v.v.
Trong quá trình công tác tại trường từ năm 2009 đến nay, Anh là Chủ biên và xuất bản 01 giáo trình phục vụ giảng dạy chuyên môn; Tham gia viết 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.
Bên cạnh việc viết giáo trình, tham gia nghiên cứu khoa học tại trường, Anh còn tham gia tích cực vào các hoạt động nghiên cứu và là Chủ biên đăng và cho công bố 01 bài báo Quốc tế đăng trên các tạp chí thuộc danh mục ISI, Scopus. Tham gia 02 Hội thảo Quốc tế; Chủ biên 09 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước có uy tín, được Hội đồng giáo sư nhà nước công nhận và tính điểm. Tham gia cộng tác với một số thành viên trong và ngoài trường, nghiên cứu và công bố nhiều công trình khoa học khác được hội đồng khoa học nhà trường và các đơn vị hợp tác đánh giá rất cao.
Với những thành tựu Anh đã nghiên cứu và cống hiến cho trường quả thật là rất đáng ngưỡng mộ. Với niềm đam mê và sức sáng tạo sẵn có và lỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của bản thân, chắc chắn anh còn tiếp tục cống hiến, vươn cao và vươn xa hơn nữa trên con đường nghiên cứu khoa học và công tác của mình.
Chú thích: Anh Đào Đức Thụ là con trai của Ông Đào Đức Phúc và là cháu nội của cụ Đào Đức Bính thôn Đan Loan, xã Nhân Quyền
Điện thoại liên hệ: 0865996170 Địa chỉ mail: daoducthu85@gmail.com
25. Tiến sỹ - Đào Đức Nghĩa
- Ông sinh năm: 1948
- Quê quán: Thôn Đan Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Hiện nay Ông đang ở cùng với gia đình tại thành phố Hà Nội
- Ông đã bảo vệ luận án Tiến sỹ - Chuyên ngành kiến trúc tại Tiệp Khắc
- Ông tham gia công tác tại Công ty kiến trúc Thành Phố Hồ Chí Minh, và hiện nay đã nghỉ hưu.
Chú thích: “Ông Đào Đức Nghĩa là con trai út của Cụ Đào Đức Tú, và là chắt nội của cụ Cố tổ Đào Công Tốn người thuộc Chi 2 Họ Đào thôn Đan Loan, xã Nhân Quyền"
- Tư liệu lấy trong cuốn Đan Loan - Đào Gia Thế Phả của tác giả Đào Thế Phượng - Đại tá Quân Y - Bác Sỹ chuyên khoa II, người thuộc Chi 2 dòng Họ Đào làng Đan Loan
26. Tiến Sỹ - Đào Thế Long
- Ông Sinh năm 1950
- Quê quán: Thôn Đan Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Hiện nay Ông đang ở cùng với gia đình tại thành phố Hà Nội
- Ông đã bảo vệ luận án Tiến sỹ - Chuyên ngành cơ yếu thông tin tại trường Đại học Leningrat - Liên Xô cũ, nay là liên bang Nga
- Ông đã từng giữ chức vụ Thượng tá - Cục Trưởng cục Cơ Yếu nhà nước
Chú thích: “Ông Đào Đức Nghĩa là con trai Trưởng của Cụ Đào Thế Phượng, và là chắt nội của cụ Cố tổ Đào Công Tốn người thuộc Chi 2 Họ Đào thôn Đan Loan"
- Tư liệu lấy trong cuốn Đan Loan Đào Gia Thế Phả của tác giả Đào Thế Phượng - Đại tá Quân Y - Bác Sỹ chuyên khoa II, người thuộc Chi 2 dòng Họ Đào thôn Đan Loan
27. Tiến sỹ trẻ: Đào Hiền Chi:
- Chị sinh năm 1973
- Quê quán: Thôn Đan Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Hiện nay Ông đang ở cùng với gia đình tại phường Thụy Khê, quận Tây Hồ - Thành phố Hà Nội
- Chị đã bảo vệ luận án Tiến Sỹ - Chuyên ngành Tâm Lý giáo dục vào năm 2011 tại Autralia
- Chức vụ công tác hiện nay Chuyên viên cao cấp, công tác tại Vụ Giáo dục Đại học - thuộc Bộ Giáo dục - Đào Tạo
Chú thích: “Chị Đào Hiền Chi là con gái của Ông Đào Đức Chung, và lcháu nội của cụ Đào Đức Thịnh và là chắt nội của cụ Cố tổ Đào Công Tốn người thuộc Chi 2 Họ Đào thôn Đan Loan"
28. Tiến sỹ trẻ - Trần Văn Trung (Họ gốc là Lê Văn Trung)
- Anh Sinh ngày 17 tháng 11 năm 1979
- Quê quán: Thôn Đan Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Hiện nay Ông đang ở cùng với gia đình tại thành phố Hà Nội
- Anh đã bảo vệ luận án Tiến sỹ - Chuyên ngành giáo dục thể chất và huấn luyện Thể Dục thể thao năm 2009 tại Trường Đại học TDTT Bắc Kinh - Trung Quốc
- Hiện nay Anh đang công tác và giữ chức vụ là Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Thể Dục Thể Thao - huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Chú thích: “ Anh Lê Văn Trung là con trai Trưởng của Ông Lê Hữu Giáo, người thôn Đan Loan, xã Nhân Quyền Là con cháu nội tộc họ Lê, Ông Lê Hữu Giáo gọi Ông Lê Hồng Chức bằng chú xưng cháu"
- Do hai ông bà Giáo ly hôn, anh Trung ở với mẹ, khi bà đi bước nữa với Ông chồng họ Trần từ đó Anh Trung cải họ thành họ Trần
29. Tiến Sỹ trẻ - Lê Ngọc Khanh
- Anh sinh ngày: 11 tháng 03 năm 1988
- Quê quán: Thôn Đan Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Hiện nay Anh đang ở cùng với gia đình tại số nhà 30 phường Cát Linh - thành phố Hà Nội
- Anh đã bảo vệ luận án Tiến sỹ - Chuyên ngành Thể Dục thể thao năm 2018 tại Trường Đại học TDTT Bắc Kinh - Trung Quốc
- Hiện nay Anh đang công tác và là giảng viên tại trường Đại Học - Thể Dục Thể Thao - Hà Nội
Chú thích: “ Anh Lê Ngọc Khanh là con trai Thứ của Ông Lê Hữu Giáo, người thôn Đan Loan, xã Nhân Quyền, Là con cháu nội tộc họ Lê, Ông Lê Hữu Giáo gọi Ông Lê Hồng Chức bằng chú xưng cháu
- Thưa các quý vị, nếu chỉ nhìn vào những thành công và những tấm bằng hay các học hàm, học vị mà các Ông, Các Bác, các Anh, các Chị đã có được ngày hôm nay, có lễ mỗi chúng ta không thể thấy hết đằng sau những ánh hào quang và thành công đó là cả một quá trình gian lan vất vả phấn đấu miệt mài, khổ luyện và cả những đam mê hết mình cho nghiên cứu khoa học để đi đến thành công. Thật ngưỡng mộ và tự hào về những người con của quê hương Nhân Quyền đã cống hiến và để lại những giá trị khoa học đích thực cho xã hội, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của xã hội và đất nước của các Bác các Anh các Chị. Đây thực sự sẽ và là tấm gương sáng cho các thế hệ trẻ Nhân Quyền hôm nay học tập và tiếp tục phát huy.
Nhưng có lẽ trong danh sách những người mà tôi có dịp tiếp cận và thông qua các kênh để sưu tầm và đã giới thiệu trong bài viết, có lẽ vẫn chưa thật đầy đủ. Tôi tin rằng còn rất nhiều người có nguồn gốc sinh ra và lớn lên tại quê hương Nhân Quyền, sống xa quê, hiện đã và đang công tác và cống hiến trên khắp mọi miền của tổ quốc và ở nước ngoài mà cá nhân tôi chưa thể giới thiệu trong bài viết này. Được biết còn rất nhiều bạn trẻ người Nhân Quyền hiện là các Thạc sỹ trẻ đang tham gia công tác và giảng dạy trong các Trường Đại học, các viện nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước và công tác trên nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội; Một số bạn trẻ khác cũng đang tu học tại các Trường Đại học nổi tiếng ở các nước có nền giáo dực phát triển hàng đầu trên thế giới như: Mỹ, Anh, Pháp, Ca Na Đa, Thụy Sỹ vv. Chắc chắn họ sẽ trở thành những tri thức giỏi tài ba và thành công trong tương lai gần để tiếp tục mang vinh quang về cho quê hương đất nước. Rất mong mọi người tiếp tục phát hiện và giới thiệu về họ nhằm góp phần tô thắm thêm truyền thống khoa bảng của quê hương Nhân Quyền chúng ta.
Trong bài viết này chắc chắn còn nhiều hạn chế, do cách tiếp cận thông tin, do các vấn đề về chuyên môn học thuật, do tư duy còn hạn chế của cá nhân và một số lý do khác. Một số ít thông tin viết về từng con người cụ chưa thật chính xác và đầy đủ rất mong các quý vị hết sức thông cảm và tham gia giúp đỡ để tôi tiếp tục chỉnh sửa cho ngày càng hoàn thiện hơn - Xin trân trọng cảm
- Người viết: Vũ Văn Thành
- Cán bộ hưu trí thôn Hòa Loan